Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

[Trading Tips] Sử dung ATR trong Stop Loss và Take Profit.

Chỉ báo ATR, một chỉ báo đo lường độ biến động thông dụng.

Các trader mới vào nghề thường có những hiểu biết chưa đầy đủ về nghề trading. Họ rất chú tâm đến việc mua cái gì và mua bao nhiêu. Tức chỉ chú ý đến vấn đề tham gia vào thị trường (Entry), nhưng lại rất chú ý đến vấn đề quan trọng hơn: Thoát khỏi thị trường (Exit hoặc Cut Loss). Curtis Faith, trong cuốn sách "Way of Turtle" nói rằng: Các turtle, là những trader chuyên nghiệp thường không quan tâm lắm đến việc mua cái gì và bao nhiêu, họ chú ý đến việc khi nào sẽ thoát khỏi thị trường. Điểm thoát khỏi thị trường quan trong hợn điểm gia nhập."

Do đó, việc entry giá bao nhiêu không quan trọng bằng khi nào nên Stop loss và Take Profit. 

ATR (Average True Range) là một chỉ báo đo lường độ biến động thị trường. ATR rất hữu ích trong việc đặt Stoploss và Take Profit. Độ biến động thị trường ảnh hưởng rất nhiều đến việc đặt Stop Loss hay Take Profit vì không ít trường hợp Stoploss đặt quá gần khiến cho độ biến động thị trường nuốt mất. 

Vậy ATR có phải là chỉ báo quá xa lạ. Có thể chỉ báo này rất xa lạ ở Việt Nam nhưng trên thế giới thì không (vì nhà đầu tư Việt Nam chỉ chú ý đến điểm mua bán chứ không chú  ý đến việc Stop Loss và Take Profit). Tôi đã kiểm tra lại các cuốn sách mang tính giáo trình về PTKT, ví dụ như cuốn "Những công cụ thiết yếu trong phân tích kỹ thuật thị trường tài chính" của James Chen, cuốn sách này có đề cập đến ATR.

ATR được phát triển bởi Welles Wilder như một công cụ để đo lường sự biến động của thị trường. Ai cũng biết các chỉ báo do Wilder tạo ra thì chỉ báo nào cũng được sử dụng phổ biến và thông dụng cả.

Rất nhiều trader nổi tiếng như nhóm Turtle, sử dụng ATR trong hệ thống trading của mình. 





ATR  là gì? Chắn chắn không phải là loại  máy bay ATR mà hãng Vietnam Airline sử dụng. Xem link sau để hiểu về công thức của ATR và cách sử dụng. Tuy nhiên, về cơ bản, ATR cho biết độ thị trường là bao nhiêu điểm. Ví dụ ATR báo cho chỉ số VN-Index là bằng 8. Có nghĩa là độ biến động trung bình 14 ngày qua là 8 điểm.


Hướng dẫn đặt Stoploss và Take Profit dựa trên ATR.

Việc đặt Stoploss và Take Profit như thế nào là dựa trên hệ thống giao dịch được sử dụng. Mỗi hệ thống có cách đặt Stoploss riêng.

Tuy nhiên, các trader cần cân nhắc đến độ biến động thị trường. Stoploss gần thì dễ bị độ biến động thị trường "hit" nhưng để quá xa thì tạo ra lỗ lớn.

Do đó, ATR là một gợi ý để hướng dẫn đặt Stop loss.

Các Day Trader có thể sử dụng 10% ATR để đặt Stoploss

Còn các Swing Trader có thể sử dụng 50% -100% ATR. (Xem thêm link)

Các Trader vị thế, sử dụng chiến lược Trend Following, ví dụ như Nhóm Turlte sử dụng đến 2 ATR trong việc đặt Stop Loss đầu tiên. Có một số Turtle thế hệ sau sử dụng 1 ATR hoặc 1/2 ATR trong chiến lược Trend Following.

Tham khảo thêm




Hướng dẫn đặt Take Profit bằng ATR

- Khi thị trường có xu hướng tăng mạnh (ADX >25), có thể xem xét mục tiêu giá theo hệ thống giao dịch bằng 4 ATR.
- Khi thị trường không có xu hướng tăng mạnh (ADX<25), có thể xem xét mục tiêu giá theo hệ thống giao dịch bằng 2 ATR.


Minh họa cho VN-Index.

Trước hết, tôi minh họa việc chốt lãi tại ngày 2.11.2015 trước. 

Tôi sử dụng hệ thống Trend Following gồm MACD/RSI/MA đã được trình bày trong loạt bài The Art of Simple Trading. Lưu ý, chúng ta sử dụng MA 50 ngày như yếu tố lọc trend. Trong chiến lược Trend Following, chỉ mua khi giá nằm trên MA 50 ngày và chỉ bán khi giá nằm dưới MA 50 ngày.

Chúng ta có giá vượt qua MA 50 ngày, MACD Histogram >0, RSI >50 và ngoài ra +DMI>-DMI vào ngày 8.10.2015. Tín hiệu mua theo chiến lược Trend Following kích hoạt.

Khi nào nên chốt lãi, theo hệ thống mà tôi đã giới thiệu. Chúng ta chỉ chốt lãi khi giá (VN-Index), cắt xuống đường MA 15 ngày.

Đồ thị giá cho thấy, vào ngày 17.11.2015, VN-Index lần đầu tiên đóng cửa thấp hơn MA 15 ngày, Chúng ta chốt hết toàn bộ ở đây (Take Profit).

Tuy nhiên, chúng ta có thể tiết kiệm được lãi bằng cách chốt sớm hơn. Vào ngày 2.11.2015, chúng ta có thể chốt 1/3 danh mục ở đây. Câu hỏi là làm thế nào chúng ta có thể làm được điều này? 

- Thứ nhất, để timing thị trường một cách chính xác, tôi sử dụng đến chiêm tinh tài chính. Tôi đã public cho trader thấy, tôi đã dự báo chính xác đỉnh ngày 2.11.2015 như thế nào.

- Thứ hai, chúng ta tìm mức giá kháng cự. Đồ thị cho thấy Fibonacci 78.6% tại mức 614 điểm. Ngoài ra, chúng ta có thể nhìn vào ATR. Vào ngày 8.10.2015, khi tín hiệu mua bởi chiến lược Trend Following được kích hoạt, ATR = 7.7 điểm. Chúng ta nhận thấy trong thời gian tăng giá ADX tăng lên >25 điểm. Do đó, chúng ta sử dụng 4 ATR làm mục tiêu để chốt lãi . 4 ATR = 4 x 7.7 = 30.8 điểm. Cộng mục tiêu này vào điểm Entry là 586 điểm ta có 586 + 30.8 = 616.8 điểm. Chúng ta thấy rằng, Độ biến động thị trường cho thấy điểm chốt gần với tỷ lệ Fibo.

Cả giá và thời gian cho thấy nên chốt lãi tại 2.11.2015, nên chúng ta chốt 1/3 ở đây. Sau đó chốt hết toàn bộ danh mục khi giá đóng cửa thấp hơn MA 15 ngày, đúng theo tiêu chuẩn của hệ thống.



Bây giờ, tôi sẽ minh họa các sử dụng ATR để đặt điểm Stoploss trong chiến lược Trend Following. Vào ngày 27.11.2015, Hệ thống Trend Following cho điểm Sell vì VN-Index<MA 50 ngày, -DMI >+DMI, MACD Histogram <0, RSI <50. Tôi có một lưu ý kinh nghiệm nhỏ, để giúp các bạn tránh các bẫy giá. Các bạn nên chỉ mua bán khi giá break ra khỏi đường MA 50 ngày đúng 1 ATR. TRong hình trên vào ngày 27.11.2015. ATR là 6.95 điểm và MA 50 ngày là 591.82 điểm, 591.82-6.95= 584 điểm. Ngay trong Intraday, các bạn có thể sell (short) khi giá dưới 584 điểm. Thực tế chốt phiên ngày 27.11.2015 là 582 điểm.

Tất nhiên, các bạn đừng hỏi đố mình rằng, ở Vietnam làm gì có bán khống mà short sell. Vâng, lênh trade này chỉ là giả định để minh họa mà thôi.


Chúng ta đặt stop loss cho lệnh sell này như thế nào?

Chúng ta còn nhớ quy tắc lọc trend của hệ thống là giá nằm dưới MA 50 ngày chỉ bán chứ không mua. Do đó, điểm đặt Stoploss của chúng ta là ngay trên MA 50 ngày. Nhưng chúng ta nên đặt cách xa bao nhiêu là hợp lý để không bị độ biến động thị trường trong phiên"hit" phải?

2 ATR = 2 x 6.95= 13.9

Điểm Entry là 582, nên stoploss là 582-13.9=595.9. Điểm đặt này là trên MA 50 ngày.


Nếu chúng ta đang short thì khi nào nên có thể cân nhắc chốt lãi?

Trước hết, tôi nói rõ rằng, chúng ta chỉ chốt hết toàn bộ danh mục khi giá vượt lên MA 15 ngày. Đúng theo nguyên tắc của hệ thống. Nhưng chúng ta có thể chốt sớm một phần danh mục tại các điểm hỗ trợ quan trọng.

Trước hết, nhìn Fibo 50% tại 564 điểm và 61.8% tai 551 điểm

Sau đó, nhìn ADX thấy >25 và đang tăng. Chúng ta sử dụng 4 ATR so với điểm Entry để chốt

4 ATR = 4 x 6.95 = 27.8 điểm.

Điểm take profit cho lệnh sell là 582 - 27.8 = 554 điểm,

Do đó, tôi nghĩ rằng vùng 551-554 điểm, cân nhắc chốt 1/3 lệnh sell đang giữ. Phần còn lại sẽ chốt khi giá cắt lên trên MA 15 ngày.

Tại vùng giá 551-554, nếu giá vẫn còn tiếp tục giảm, mà chưa cắt lên trên MA 15 ngày. Chúng ta vẫn còn hàng để hold cho lệnh short sell.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét