Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

[VĨ ĐẠI DO LỰA CHỌN] - NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA CHO TRADER TỪ CUỐN SÁCH CỦA JIM COLLINS

Jim Collins là nhà tư tưởng quản trị đương thời giàu ảnh hưởng nhất  theo đánh giá của tạp chí Fortune. Hai tác phẩm kinh điển về quản trị là "Xây dựng để trường tồn" và " Từ tốt đến vĩ đại" đã tạo nên ảnh hưởng của Jim Collins. Mỗi cuốn sách giải đáp một câu hỏi hóc búa nhất mà các nhà quản trị kinh doanh đối mặt. " Từ Tốt đến vĩ đại" nói về cách chuyển một kết quả Tốt thành một vĩ đại. Làm sao để trở thành một công ty vĩ đại. "Xây dựng để trường tồn" giải tiếp câu hỏi làm sao để giúp công ty duy trì sự vĩ đại của mình qua thời gian, bền vững theo năm tháng. 

Cuốn sách "Vĩ đại lo lựa chọn" là cuốn sách mới ra đời của Jim Collins vào năm 2011 và được dịch sang tiếng việt lần đầu vào năm 2014 lại xoáy đến một vấn đề hóc búa khác: "TẠI SAO MỘT SỐ CÔNG TY SỐNG SÓT VÀ PHÁT TRIỂN QUA NHỮNG BẤT ỔN, THẬM CHÍ LÀ HỖN LOẠN, CÒN NHỮNG CÔNG TY KHÁC THÌ KHÔNG." Jim Collin đã trả lời đúng câu hỏi mà các nhà quản trị kinh doanh, nhà đầu tư quan tâm trong bối cảnh môi trường kinh doanh liên tục xuất hiện các cuộc khủng hoảng trong vài thập niên gần đây. 1987-1997 và 2007, với mức độ tàn phá càng ngày càng nghiêm trọng.


Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

"Sốc": Sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản thảm họa....Ngẫm về phong trào chống TPP

"Tự do"  trong các từ như  "Tự do dân chủ",  "tự do thương mại", "kinh tế tự do"...Thuật ngữ "tự do" mang lại ý nghĩa tích cực và hứa hẹn các điều tốt đẹp khi chúng ta nhắc đến nó.  Đây cũng là những từ ngữ được Milton Friedman, cha đẻ của học thuyết thuyết "kinh tế tự do" và các môn đệ của ông rao giảng trong suốt 4 thập niên qua.

Dưới những ngôn từ mỹ miều "Tự do", 4 thập niên vừa qua, thế giới đã chứng kiến sự thay đổi lớn trong làn sóng thương mại hóa toàn cầu và xem nó như là một phép màu làm thay đổi kinh tế, cuộc sống xã hội toàn cầu. Báo chí Mỹ ca ngợi "tự do" như là một thành tựu mà những chàng trai Chicago mang lại. Tự do đã chiếm lĩnh toàn cầu một cách hoàn toàn dân chủ, hoàn toàn chính nghĩa. Và những người "phản đối WTO, phản đối các hiệp định kinh tế tự do" như những kẻ bảo thủ, cực đoan, mang tính lợi ích nhóm. Điều này khiến tôi nghĩ về TPP và làn sóng anti-TPP trong những năm gần đây.

Trước đây, tôi đã đọc những tác phẩm của giáo sư kinh tế Joseph Stiglitz, về chủ nghĩa kinh tế tân tự do (là chủ nghĩa kinh tế tự do được sáng lập bởi Milton Friedman và các chàng trai Chicago" như cuốn "Toàn cầu hóa và những mặt trái". J Stiglitz phản đối cách thức tiến hành tự do theo kiểu hiện nay. Ông nói: "Toàn cầu hóa không phải là vấn đề mà cách thức thực hiện mới là vấn đề". J.Stiglitz được xem như "kẻ nổi loạn từ bên trong" khi ông công khai chống IMF và World Bank, là nơi ông từng làm việc. Ông kêu gọi một chủ nghĩa Keynes kiểu mới.

Tuy nhiên, cuốn sách của Naomi Klein về "SỐC; SỰ TRỖI DẬY CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN THẢM HỌA" mới khiến tôi cảm nhận được những sự thật trần trụi đằng sau thị trường tự do đang len lỏi trong các sự kiện kinh tế-xã hội trong suốt 4 thập niên qua. Là một nhà văn và phóng viên nằm vùng trong các vùng thảm họa thiên tai, chiến tranh trong suốt 4 năm qua. Naomi Klein không phải là học giả tháp ngà mà là con người của trải nghiệm thực tế. Bà đã thu thập hàng loạt những tư liệu đồ sộ về các vấn đề kinh tế-xã hội và lột trần một cách chân thực của chủ nghĩa tự do chẳng khác nào một chủ nghĩa tư bản thảm họa mà ngày nay chúng ta đối diện. Cảm nhận của tôi khi đọc cuôn sách này là một thế giới đầy âm mưu và toan tính của giới siêu giàu dưới chiêu bài dân chủ và những mỹ từ như "tự do" để thu lợi và ngày càng trở nên giàu có và đẩy một bộ phận dân chúng ngày càng trở nên nghèo khó. Từ Chile cho đến Trung Quốc, Iraq tra tấn luôn là kẻ đồng hành thầm lặng trong các cuộc thập tự chhinh của phong trào thị trường tự do toàn cầu...Và có lẽ, không phải gã đọc tài Pinochet, Đặng Tiểu Bình, Yeltsin  là những tay giết người đẫm máu, mà chính Milton Friedman mới là kẻ giết người tàn nhẫn nhất trong lịch sử thế kỷ 21.

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Long Tail (Cái Đuôi Dài) Quy luật kinh tế thời công nghệ số thách thức quy luật 80/20 như thế nào?

Kinh tế học (economic) theo định nghĩa của wikipedia là như sau. "Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ. Kinh tế học cũng nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên (nguồn lực) khan hiếm của nó."..

"Sự khan hiếm" là nguồn gốc nảy sinh ra kinh tế học để giải quyết các nguồn lực nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất mà người ta gọi là hiệu quả kinh tế.

Pareto, một nhà kinh tế người Ý đã phát hiện ra quy luật kinh tế 80/20 có thể được áp dụng trong nhiều vấn đề kinh tế, xã hội...Trong kinh tế, các doanh nhân phát hiện 80% doanh số thực chất chỉ đến 20% sản phẩm. Do đó, theo quy luật 80/20, các nhà kinh doanh cần tập trung vào các sản phẩm chính tạo ra doanh thu lớn cho công ty.

Nói cách khác, để kinh doanh một cách hiệu quả, giảm bớt thời gian, công sức, tiền bạc, giới kinh doanh ngày nay tập trung vào các sản phẩm "hit". Tức là các sản phẩm thời thượng, bán chạy, nổi tiếng. Các doanh nhân cũng cần tập trung nguồn lực PR, Quảng cáo, để đẩy một số sản phẩm của mình thành các "hit", được người tiêu dùng ưa chuộng. 

Nhưng lưu ý, quy luât 80/20 chỉ tồn tại trong điều kiện khan hiếm nguồn lực ở nhiều khía cạnh; chi phí sản xuất, nhà sản xuất, chi phí lưu kho, chi phí quảng cáo, vận chuyển và tìm kiếm khách hàng. Gọi là kinh tế khan hiếm. Nếu như chúng ta chuyển sang một thế giới hoàn toàn đối lập: Kinh tế dư thừa, tức các chi phí đều được giảm thiểu đáng kể, thậm chí một số chi phí giảm xuống còn 0, mọi việc sẽ xảy ra như thế nào?

Chris Anderson, người được Time bình chọn là 100 nhà tư duy quản trị hàng đầu vào năm 2007 và 30 chuyên gia quản trị hàng đầu thế giới, đã tạo nên một thuật ngữ mang tính đột phá, kinh điển trong kinh doanh, truyền thông và công nghệ: LONG TAIL (CÁI ĐUÔI DÀI). Chris Anderson chỉ cho chúng ta thấy, thế giới kinh doanh ngày nay đã thay đổi như thế nào. Và tại sao, Amazon, Google, Ebay, Facebook, Youtube, Itune (Apple)....đã kiếm tiền theo một cách hoàn toàn ngược với suy nghĩ truyền thống.


Trong một thế giới khan hiếm nguồn lực, chúng ta tập trung kinh doanh vào các sản phẩm thuộc phần đầu (head) của mô hình sau. ĐÓ là các sản phẩm "Hit" (từ âm nhạc, sản phẩm tài chính và bất cứ sản phẩm nào) nhằm phát huy quy luật 80/20. Nhưng các tập đoàn kinh doanh khổng lồ ngày nay như Amazon, Ebay, Wall-mart không còn chạy theo lối suy nghĩ truyên thống. Họ tập trung vào các sản phẩn ngách (niche) là hàng triệu sản phẩm không phải là "hit", có ít người biết đến. Thậm chí một số sản phẩm chỉ có vài người mua.