Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

[Trading Tips] Ba mẫu hình cơ bản của chu kỳ và tại sao VN-Index sụt giảm hơn 8 điểm vào ngày 18.12.2015

Trading cần thật đơn giản. Nếu các quy tắc đầu tư của bạn quá phức tạp sẽ khiến cho bạn trở nên khó áp dụng trong thực tế. Một trong những thực tế đơn giản mà các trader không nhận ra là sự lặp đi lặp lại có tính chu kỳ của giá cả. Hiểu quy tắc vận động của thị trường sẽ giúp chúng ta dự báo chính xác diễn biến của giá cả. Trong phần dưới đây, tôi sẽ minh họa cho các bạn thấy tại sao VN-Index bị bán tháo hơn 8 điểm vào ngày 18.12.2015. Đơn giản thôi, một khi chúng ta nhận thấy, biểu đồ giá chưa hoàn tất mẫu hình cơ bản về giá thì chưa thể tăng trưởng được.

Điều này được đề cập trong cuốn sách, do chính Huy viết: "Ảnh hưởng hiện tượng đia tâm đến TTCK Việt Nam"



Về cơ bản, một chu kỳ mẹ có thể bao gồm 2 hoặc 3 chu kỳ con. Hình sau minh họa Ba mẫu hình cơ bản của bất cứ chu kỳ nào. Bên tay trái là mẫu hình tăng giá và phía tay phải là mẫu hình giảm giá. Nói một cách đơn giản, trong một chu kỳ giá sẽ có 2 hoặc 3 nhịp sóng nhỏ hơn nằm phía trong.

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

[Trading Tips] Cách thức sử dụng sử dụng đường trung bình di động để đo lường chu kỳ: Minh họa VN-Index

Đường trung bình di động, một công cụ đơn giản nhưng hết sức hữu ích và có nhiều biến hóa ảo diệu trong phân tích kỹ thuật. Hurst, một nhà kỹ sư vật lý cũng là một trader nổi tiếng đã kiếm hàng triệu USD từ việc sử dụng đường trung bình di động nhằm phát hiện chu kỳ vận động trên thị trường tài chính.

Hurst nói rằng, bí quyết của việc sử dụng đường trung bình đi động là chu kỳ thời gian hợp lý. Trong cuốn sách định thời điểm thị trường của Raymond Merriman, ông sử dụng đường trung bình đi dộng để đo lường chu kỳ giống như Hurst từng làm. Raymond Merriman cho rằng, đối với các trader vị thế, mỗi năm thường có 2-3 đợt sóng kéo dài 2-3 tháng. Nếu bạn không tin, có thể bật máy tính để kiểm tra đồ thị giá. Từ năm 2003 đến nay, phần lớn các năm VN-Index đếu có ít nhất là 2 con sóng (ngoại trừ 2008), mỗi con thường diễn ra 2-3 tháng.



Raymond Meriman đề xuất 2 đường trung bình di động là MA 14 ngày và MA 42 ngày để kiểm tra xu hướng của thị trường. Nếu giá nằm trên MA 14 ngày, và MA 14 ngày nằm trên MA 42 ngày, xu hướng là tăng. Lập luận ngược lại cho giảm giá.

Đường MA 42 ngày thường được sử dụng cho các trader trên thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, tôi phát hiện thấy các trader trên thị trường stock thường hay sử dụng MA 50 ngày như là đường lọc xu hướng. Nếu giá phá quá đường MA 50 ngày, thường giá sẽ tiếp tục tăng và giảm một khoảng cách xa sau đó.

Nếu các bạn quan sát đường MA 50 ngày của VN-Index, các bạn sẽ thấy, phần lớn các trường hợp khi giá phá vỡ (cắt lên hoặc cắt xuống) đường MA 50 ngày, giá sẽ tiếp tục chuyển động theo hướng cắt ít nhất một đoạn nữa. Ví dụ gần đây, khi giá cắt xuống MA 50 ngày vào ngày 27.11.2015, giá tiếp tục giảm cho đến đầu tháng 12 mới chịu dừng lại. 

Tại sao phải sử dụng MA 15 ngày và MA 50 ngày để xác định chu kỳ chứng khoán, các bạn có thể tham khảo chi tiết cuốn sách: Định thời điểm thị trường: Chu kỳ và mẫu hình trên các chỉ số chứng khoán.


Tôi có minh họa việc sử dụng cycle đối với mã cổ phiếu ưa thích ASM

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

[Trading Tips] Kinh nghiệm đánh giá sức mạnh đường xu hướng. Minh họa FPT

Đường xu hướng là một công cụ đơn giản trong phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, nếu thấu hiểu công cụ đơn giản này, bạn sẽ thấy được "uy lực" và sự hiệu quả của đường trendline trong phân tích kỹ thuật.

Trong chương 2, cuốn sách Phân tích Kỹ thuật hoạch định chiến lược giao dịch, có trình bày một số kinh nghiệm về đánh giá sức mạnh của đường trendline.

- Đơn vị thời gian càng dài, đường xu hướng càng quan trọng: Đường xu hướng trên đồ  thị tuần sẽ quan trọng hơn đường xu hướng trên đồ thị ngày.
- Đường xu hướng càng dài thì càng quan trọng: Một đường xu hướng ngắn phản ánh hành vi đám đông trong một gian đoạn ngắn. Một đường xu hướng dài hơn thể hiện hành vi đám đông suốt một thời gian dài hạn. Một thị trường đầu cơ giá lên có thể diễn ra trong vài năm (xem trường hợp mã FPT)
- Càng có sự liên kết giữa các mức giá và đường xu hướng thì đường xu hướng càng bền vững: Đường xu hướng có nhiều lần kiểm định như 4 hoặc 5 lần sẽ mạnh hơn đường xu hướng có 2-3 lần kiểm định.
- Góc tạo bởi đường xu hướng thể hiện mức độ cảm xúc của đám đông đang chi phối trên thị trường. Thị trường có thể thường diễn ra nhiều đường xu hướng có cùng 1 góc.

- Nếu khối lượng sụt giảm trong quá trình giá giảm về đường xu hướng thì đây là một tín hiệu tốt có khả năng giữ được đường xu hướng. Nếu giá giảm về đường xu hướng với khối lượng tăng thì khả năng phá vỡ đường xu hướng cao.

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

[Trading Tips] Sử dung ATR trong Stop Loss và Take Profit.

Chỉ báo ATR, một chỉ báo đo lường độ biến động thông dụng.

Các trader mới vào nghề thường có những hiểu biết chưa đầy đủ về nghề trading. Họ rất chú tâm đến việc mua cái gì và mua bao nhiêu. Tức chỉ chú ý đến vấn đề tham gia vào thị trường (Entry), nhưng lại rất chú ý đến vấn đề quan trọng hơn: Thoát khỏi thị trường (Exit hoặc Cut Loss). Curtis Faith, trong cuốn sách "Way of Turtle" nói rằng: Các turtle, là những trader chuyên nghiệp thường không quan tâm lắm đến việc mua cái gì và bao nhiêu, họ chú ý đến việc khi nào sẽ thoát khỏi thị trường. Điểm thoát khỏi thị trường quan trong hợn điểm gia nhập."

Do đó, việc entry giá bao nhiêu không quan trọng bằng khi nào nên Stop loss và Take Profit. 

ATR (Average True Range) là một chỉ báo đo lường độ biến động thị trường. ATR rất hữu ích trong việc đặt Stoploss và Take Profit. Độ biến động thị trường ảnh hưởng rất nhiều đến việc đặt Stop Loss hay Take Profit vì không ít trường hợp Stoploss đặt quá gần khiến cho độ biến động thị trường nuốt mất. 

Vậy ATR có phải là chỉ báo quá xa lạ. Có thể chỉ báo này rất xa lạ ở Việt Nam nhưng trên thế giới thì không (vì nhà đầu tư Việt Nam chỉ chú ý đến điểm mua bán chứ không chú  ý đến việc Stop Loss và Take Profit). Tôi đã kiểm tra lại các cuốn sách mang tính giáo trình về PTKT, ví dụ như cuốn "Những công cụ thiết yếu trong phân tích kỹ thuật thị trường tài chính" của James Chen, cuốn sách này có đề cập đến ATR.

ATR được phát triển bởi Welles Wilder như một công cụ để đo lường sự biến động của thị trường. Ai cũng biết các chỉ báo do Wilder tạo ra thì chỉ báo nào cũng được sử dụng phổ biến và thông dụng cả.

Rất nhiều trader nổi tiếng như nhóm Turtle, sử dụng ATR trong hệ thống trading của mình. 


Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

[The Art of simple Trading] Chiến lược quản lý tài sản: Chia khóa thành công cho trader

"Trong đầu cơ, tôi không quan tâm  đúng bao nhiêu lần và sai bao nhiêu lần. Tôi chỉ quan tâm, nếu đúng, tôi sẽ mất bao nhiêu tiền và sai sẽ mất bao nhiêu tiền"- George Soros.

Đây là câu nói nổi tiếng của nhà đầu cơ huyền thoại Soros mà tôi gần như "khắc cốt, ghi tâm". Trong hàng loạt các câu nói kinh điển của các nhà đầu cơ, đầu tư, đây là câu nói mà tôi cho rằng nó đã xác định đúng yếu tố quyết định thành công của trader. Trong trader, yếu tố tâm lý chi phối đến 80% khả năng thành công. Hệ thống giao dịch chỉ chiếm khoảng 10% và 10% là các yếu tố khác.

Vậy làm thế nào để có một tâm lý giao dịch ổn định, không  bị chi phối bởi những diễn biến của thị trường. Trước hết, bạn phải thiết kế một hệ thống giao dịch. Trong loạt bài trước tôi đã chỉ ra môt số hệ thống giao dịch dựa trên việc biến hóa kết hợp của các chỉ báo, đọc hành động giá...Mỗi con người có mỗi cá tính và do đó, chỉ có một số hệ thống giao dịch phù hợp. Thứ hai, hãy cố gắng đơn giản hóa hệ thống giao dịch của bạn. Các quy tắc giao dịch của bạn càng đơn giản, rõ ràng sẽ giúp bạn dễ vận hành. Quá nhiều quy tắc sẽ khiến bị rối trí, nhất là những lúc thị trường đang chống lai vị thế giao dịch của bạn. Và thứ ba, điều cực kỳ quan trọng là có một chiến lược quản trị tài sản, rủi ro, tiền bạc thật tốt.

John Murphy, một trader và cũng là một nhà viết sách nổi tiếng, đã viết hẳn riêng một chương 16 nói về Chiến lược quản lý tài sản trong  cuốn sách "Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính".

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

[The art of Simple Trading] Bài 8: Thế Giới Biến hóa Ảo Diệu của các đường trung bình di động.

Trong các bài trước, tôi đã minh họa cho các bạn sự biến hóa của các hệ thống chỉ báo từ một số công cụ phân tích kỹ thuật. Trong bài này, tôi muốn các bạn biết đến đường trung bình di động. Trong các hệ thống trading mà tôi sử dụng, hệ thống trading dựa trên các đường trung bình di động là công cụ tôi ưa thích sử dụng và là hệ thống giao dịch chính. 

Đường trung bình di động (MA) chỉ đơn giản là bình quân của giá nhưng lại có sự biến hóa hết sức ảo diệu. Tôi đã từng nói, đường MA là nền tảng biến hóa cho nhiều chỉ báo như MACD, Ichimoku, Aligator, Guppy Moving Averaging....

Thậm chí ngay việc sử dụng các đường trung bình di động khác nhau cũng là sự biến hóa hết sức ảo diệu. Tôi đã nhìn thấy nhiều trader nổi tiếng trên thế giới như J,M.Hurst kiếm hàng triệu USD chỉ bằng cách sử dụng đường trung bình di động. Sau nhiều năm tháng sử dụng, tôi đã nhìn thấy rất nhiều sự thi triển biến hóa của hệ thống đường trung bình di động. Sự biến hóa của nó là do chúng ta thay đổi thời gian sử dụng của các đường trung bình di động.

Điều căn bản khi sử dụng hệ thống trung bình di động đó là thời gian. Thời gian là mấu chốt khi sử dụng hệ thống đường trung bình di động. Tiếp theo, đó là quan sát trật tự của các đường trung bình di động. Trong chương 9: "Thế giới các đường trung bình di động" của  cuốn sách "Những công cụ thiết yếu trong phân tích kỹ thuật thị trường tài chính" miêu tả về cách thức cơ bản sử dụng hệ thống đường trung bình di động. Về cơ bản, hệ thống đường trung bình di động xác nhận xu hướng tăng khi giá nằm trên một trật tự đúng các đường trung bình đi động. Trong xu hướng tăng, đường trung bình di động ngắn ngày phải nằm trên đường trung bình di động dài ngày. Trong xu hướng giảm, đường trung bình di động ngắn ngày phải nằm dưới đường trung bình di động dài ngày. (chi tiết tham khảo ở sách).


[The Art of Simple Trading] Bài 7: Trading for a Living (Minh họa VN-Index)

"Mọi thứ đều nên đơn giản như nó vốn có, nhưng không nên đơn giản hơn. "
Everything should be as simple as it is, but not simpler.--Albert Einstein

Qua 6 bài viết, tôi nghĩ rằng các bạn đã thấy hệ thống trading đơn giản, được biến hóa từ những công cụ kỹ thuật phổ biến. Một lần nữa, tôi luôn cho rằng trading là phải đơn giản nhưng không có nghĩa là "đơn giản hơn". Nghĩa là không phải chúng ta loại bỏ để biến điều phức tạp thành đơn giản mà chúng ta phải làm ngược lại. Hiểu những điều đơn giản và sự biến hóa của sự đơn giản vốn được nhìn nhận như sự phức tạp.


Đơn giản không có nghĩa là "thô sơ" mà là "tinh tế" và "biến hóa". Tôi đã trình bày riêng lẽ các hệ thống giao dịch. Trong bài viết này, tôi muốn minh họa rõ hơn sự đơn giản của vấn đề trading được biến hóa như thế nào. 

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

[The art of simple trading] Bài 6: Đọc hành động giá và khối lượng

Trong bài 6: Tôi muốn minh họa một kỹ thuật trading đơn giản là hành động giá và khối lượng. Những trader ưa thích đơn giản rất thích đọc hành động giá vì đồ thị gần như ít vẽ vời, đơn giản, không phải sử dụng đến các hàng loạt chỉ báo. Việc đọc hành động giá liên quan đến việc nhận diễn các mẫu hình giá như vai đầu vai, hai đỉnh, hai đáy, cờ đuôi nheo, tam giác, kênh giá.....

Nhưng việc đọc hành động giá đừng nên quên bỏ qua một công cụ cũng rất trần trụi: chính là Volume. John Murphy trong cuốn sách: Phân tích kỹ thuật Thị trường tài chính, Chương 6 nói rằng: "Khối lượng giao dịch như là sự xác nhận trong mô hình giá" và "khối lượng đi trước giá". Do đó, khối lượng là một điều không thể bỏ qua khi đọc hành động giá. Nói theo cách nói của nhà khoa học vĩ đại Albert Enstein. Khối lượng có năng lượng, Có năng lượng tất có khối lượng. Phương trình vĩ đại của ông đó là e=m x c^2. Chuyện động của giá chứng khoán cũng phải tuân theo luật tự nhiên. Giá chuyển động là nhờ có năng lượng và phản ánh năng lượng chuyển động. Vậy tại sao bạn bỏ qua quan sát khối lượng?



Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

[The art of simple Trading] Bài 5: Hệ thống Bearkout: ADX/MACD/ EMA


Trong các bài trước, chúng ta đã biến hóa các 4 chỉ báo để tạo ra các hệ thống giao dịch theo xu hướng (trend following). Nhưng thực tế thì không phải nào thị trường cũng có xu hướng. Thị trường rất đa dạng, có những lúc nào đi vào giai đoạn tắc nghẽn rồi bất chợt phá vỡ, tạo nên xu hướng mạnh. Thực sự, đây là cơ hội kiếm tiền ngon nhất và nhanh nhất. Do đó, bên cạnh các hệ thống giao dịch theo xu hướng, các trader nên trang bị hệ thống breakout.

ADX là công cụ tuyệt vời để hỗ trợ cho các nhà đầu tư theo chiến lược trend following sau khi thi trường xuất hiện điểm phá vỡ. Nếu bạn chưa rành về ADX, có thể đọc thêm trang 168, chương 10 của cuốn sách: “Những công cụ thiết yếutrong phân tích kỹ thuật thị trường tài chính” của tác giả James Chen.



[The Art of Simple Trading] Bài 4: Sự biến hóa của các hệ thống từ bài 1 đến bài 3: Hàm ý về tâm lý giao dịch.

Qua 3 hệ thống được mô tả, các bạn thấy được sự biến hóa từ 5 chỉ báo cơ bản mà tôi sử dụng. Cả hệ thống 1, hệ thống 2hệ thống 3 đều là những hệ thống theo sau xu hướng. Lấy xu hướng là bạn. 

Có thể bạn thấy rằng, các hệ thống này đã tạo nên tỷ suất hấp dẫn như thế nào qua các ví dụ. Nhưng đừng vội kết luận. Thực ra, đó chỉ là ví dụ và đã được tôi khéo léo lựa chọn để minh họa nhằm đánh lừa bạn.

Không có một hệ thống nào luôn luôn cho lợi nhuận. Tất cả các hệ thống đều khi lời, khi lỗ. Chúng ta chỉ sử dụng hệ thống khi kiểm định dữ liệu backtest sau một thời gian cho thấy, về trung bình, nó mang lại cho ta lợi nhuận. Tất nhiều, vấn đề backtest là một chủ đề riêng, và có nhiều khía cạnh liên quan chứ không phải chỉ lợi nhuận ví dụ như: Mức độ sụt giảm mạnh nhật của hệ thống (maxdown); tỷ lệ số lần thua lỗ liên tiếp.

Vấn đề cho các trader mới vào nghề là luôn đi tìm Chén Thánh (holy Grail), tìm một system bất bại trong mọi điều kiện. Tỉnh lại đi! Chén Thánh không có đâu mà tìm. Tôi còn nhớ một trader chuyên nghiệp từng nói: "Trên đời này, có hai điều mà bạn tuyệt đối nên tin: Chúa và hệ thống giao dịch của bạn". Đừng bao giờ vứt bỏ hệ thống giao dịch của bạn khi nó đang liên tiếp tạo ra thua lỗ. Thành công trong trading không được tạo nên bởi tỷ lệ thắng thua. Ví dụ nhé. 9 lần lỗ, mỗi lần 1 USD nhưng chỉ cần 1 lần thắng 20 USD thì kết quả bạn 1x20-9x1=11 USD. Vẫn lời bạn ạ cho dù tỷ lệ thắng của bạn chỉ 10%!

Nhưng 3 lần lỗ 10 USD còn 7 lần thắng chỉ 2 USD. Kết quả là: 7 x 2 - 3 x 10 = -16 USD. Vẫn lỗ nhé cho dù tỷ lệ thắng của bạn là 70%.

John Murphy trong cuốn sách "Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính" từng nói trong chương 16 khi bình luận về chiến lược quản lý tài sản và giao dịch. Có 3 yếu tố để giao dịch thành công: (1) Quy tắc dự báo, tức hệ thống giao dịch; (2) Xác định thời điểm giao dịch và (3) Chiến lược quản lý tài sản. Hê thống giao dịch chỉ là một yếu tố. Còn một số vấn đề quan trọng khác như chiến lược quản lý tài sản là điều các trader mới vào nghề còn rất non.


[The Art of Simple Trading] Bài 3: Hệ thống kết hợp giữa MACD, RSI và đường MA.

Trong bài 2, tôi giới thiệu kỹ thuật phân tích đa khung thời gian với sự kết hợp giữa MACD và Stochastic Oscillator.  Một câu nói khẩu hiệu: "Càng đơn giản càng tốt". Bây giờ, tôi tiếp tục minh họa cho các bạn hiểu trading không cần phải dùng những công cụ nghe có vẻ "đao to búa lớn", phức tạp. Bạn chỉ cần sủ dụng những cái gì đơn giản và dễ hiểu.

Có thể các bạn nói tôi đang làm phức tạp vấn đề chứ đâu có làm đơn giản hóa vấn đề khi đề cập đến hệ thống kết hợp MACD, RSI và đường MA. Tại sao, lại sử dụng đến 3 hệ thống mà gọi là đơn giản. Không, tôi chưa dừng lại, trong các loạt bài sau, tôi sẽ trình bày thêm một số hệ thống nữa. Thậm chí là rất nhiều nếu tôi muốn. Bạn có thể nói: "Nhiều như vậy, sao gọi là đơn giản". Đơn giản là số ít. "Uhm, tôi chỉ cần 1-2 hệ thống là đủ"

Kỳ thực, chúng ta không hiểu nghĩa từ "đơn giản". "Đơn giản" không có nghĩa là "thô sơ", mà là sự "tinh tế" và "biến hóa". Đây chính là ý đồ của tôi, trước khi tôi muốn cho các bạn thấy thế nào là sự đơn giản, tôi muốn các bạn thấy sự tinh tế và biến hóa trước. 

Thực ra, tôi chỉ sử dụng đúng 5 chỉ báo: MACD, Stochastic Oscillator, RSI, Moving Average, và ADX, trong hoạt động trading. Nhưng từ 5 chỉ báo này, chúng ta có thể thấy sự biến hóa của chúng khi kết hợp các chỉ báo lại với nhau. Điều bạn đang nhìn thấy, là sự biến hóa từ 5 chỉ báo đơn giản chứ không phải là sự phức tạp.

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

[The Art of simple Trading] Bài 2: Hệ thống giao dịch ba khung thời gian của Dr.Alexander Elder


Trong bài 2, tôi tiếp tục minh họa cho các bạn điều mà tôi vẫn nói: Hãy giữ cho quy tắc trading của bạn thật đơn giản. Càng đơn giản càng tốt. Sự đơn giản giúp bạn đỡ rối trí và dễ kiểm soát được tâm lý khi giao dịch.

Thực tế, các nhà đầu tư chuyên nghiệp chỉ sử dụng vài trading system (hệ thống giao dịch) mà họ cực kỳ am hiểu. Tôi sử dụng một số các hệ thống giao dịch đơn giản, nhưng chúng lại có liên quan đến nhau chứ không phải tách rời. Như tôi đã từng nói, vẫn đề không phải là biết bao nhiêu mà là bạn hiểu và chuyên sâu như thế nào.

Hệ thống giao dịch thứ 2 cũng sử dụng MACD và Stochastic Oscillator nhưng liên quan đến vấn đề thời gian. Hệ thống giao dịch thứ 2 có tên là : "Hệ thống giao dịch ba khung thời gian" (nghe không hay cho lắm nhỉ) của tiến sĩ Alexander Elder. Tôi ưa thích cổ điển. Nhắc đến Elder, không một nhà trader kỹ thuật nào là không biết đến cuốn sách "Trading For a Living (Giao dịch để kiếm sống)", là một trong những cuốn sách Phân Tích Kỹ Thuật kinh điển bán chạy nhất thế giới. Các bạn thấy đấy, tôi không sử dụng các kỹ thuật quá cao siêu, chỉ cần đơn giản  và ai cũng biết, thế là đủ.

Chi tiết về hệ thống giao dịch "Ba khung thời gian" của Elder các bạn có thể đọc trực tiếp tại cuốn sách Trading For a Living. hoặc được đề cập trong cuốn sách: "Những công cụ thiết yếu trong Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính" của Tác giả James Chen (dành cho những ai chưa biết đọc tiêng anh). Xem chi tiết trang 255 chương 14.

[The Art of Simple Trading] Bài 1: MACD kết hợp với Stochastic Oscillator: MInh Họa HNX-Index.


"Chúa thích sự đơn giản, chỉ có có con người thích sự phức tạp"-  Albert Einstein

Dẫn nhập

Nguyên tắc KISS: Keep it simple stupid (tạm dịch: Ngây thơ như một đứa trẻ), là điều tôi rút ra sau gần 10 năm đầu tư. Càng đơn giản càng tốt. Nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein đã từng nói: "Chúa thích sự đơn giản, chỉ có có con người thích sự phức tạp". 

Điều này cũng đúng trong phân tích kỹ thuật (PTKT). Tôi là một nhà đầu tư dựa trên các trường phái về nghiên cứu tâm lý, trong đó có PTKT. Kinh nghiệm của tôi cho thấy, những nhà đầu tư thành công là những người thông thạo ở một công cụ chứ không phải là chuyên gia "biết tuốt". Đối với những trader mới vào nghề và còn trẻ, họ thường có khuynh hướng ham học hỏi và học rất nhiều thứ: Chỉ báo, sóng Elliott, Gann, Harmonic, chiêm tinh, đồ thị giá, sóng woft...Một vài thứ họ rất thông thạo nhưng cũng một thứ họ chỉ biết đôi chút.

Điều gì xảy ra trong trading. Biết quá nhiều là vấn đề. Nghịch là là: Sự tăng lên của kiến thức lại tỷ lệ nghịch với khả năng phân tích dự báo và cũng tỷ lệ nghịch với thành quả trading. Những nhà nghiên cứu mạng thần kinh não bộ đã phát hiện ra một hiện tượng mà họ gọi là "học quá mức", biết quá nhiều khiến cho khả năng phân tích và dự báo của con người trở nên kém đi.