Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

"Sốc": Sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản thảm họa....Ngẫm về phong trào chống TPP

"Tự do"  trong các từ như  "Tự do dân chủ",  "tự do thương mại", "kinh tế tự do"...Thuật ngữ "tự do" mang lại ý nghĩa tích cực và hứa hẹn các điều tốt đẹp khi chúng ta nhắc đến nó.  Đây cũng là những từ ngữ được Milton Friedman, cha đẻ của học thuyết thuyết "kinh tế tự do" và các môn đệ của ông rao giảng trong suốt 4 thập niên qua.

Dưới những ngôn từ mỹ miều "Tự do", 4 thập niên vừa qua, thế giới đã chứng kiến sự thay đổi lớn trong làn sóng thương mại hóa toàn cầu và xem nó như là một phép màu làm thay đổi kinh tế, cuộc sống xã hội toàn cầu. Báo chí Mỹ ca ngợi "tự do" như là một thành tựu mà những chàng trai Chicago mang lại. Tự do đã chiếm lĩnh toàn cầu một cách hoàn toàn dân chủ, hoàn toàn chính nghĩa. Và những người "phản đối WTO, phản đối các hiệp định kinh tế tự do" như những kẻ bảo thủ, cực đoan, mang tính lợi ích nhóm. Điều này khiến tôi nghĩ về TPP và làn sóng anti-TPP trong những năm gần đây.

Trước đây, tôi đã đọc những tác phẩm của giáo sư kinh tế Joseph Stiglitz, về chủ nghĩa kinh tế tân tự do (là chủ nghĩa kinh tế tự do được sáng lập bởi Milton Friedman và các chàng trai Chicago" như cuốn "Toàn cầu hóa và những mặt trái". J Stiglitz phản đối cách thức tiến hành tự do theo kiểu hiện nay. Ông nói: "Toàn cầu hóa không phải là vấn đề mà cách thức thực hiện mới là vấn đề". J.Stiglitz được xem như "kẻ nổi loạn từ bên trong" khi ông công khai chống IMF và World Bank, là nơi ông từng làm việc. Ông kêu gọi một chủ nghĩa Keynes kiểu mới.

Tuy nhiên, cuốn sách của Naomi Klein về "SỐC; SỰ TRỖI DẬY CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN THẢM HỌA" mới khiến tôi cảm nhận được những sự thật trần trụi đằng sau thị trường tự do đang len lỏi trong các sự kiện kinh tế-xã hội trong suốt 4 thập niên qua. Là một nhà văn và phóng viên nằm vùng trong các vùng thảm họa thiên tai, chiến tranh trong suốt 4 năm qua. Naomi Klein không phải là học giả tháp ngà mà là con người của trải nghiệm thực tế. Bà đã thu thập hàng loạt những tư liệu đồ sộ về các vấn đề kinh tế-xã hội và lột trần một cách chân thực của chủ nghĩa tự do chẳng khác nào một chủ nghĩa tư bản thảm họa mà ngày nay chúng ta đối diện. Cảm nhận của tôi khi đọc cuôn sách này là một thế giới đầy âm mưu và toan tính của giới siêu giàu dưới chiêu bài dân chủ và những mỹ từ như "tự do" để thu lợi và ngày càng trở nên giàu có và đẩy một bộ phận dân chúng ngày càng trở nên nghèo khó. Từ Chile cho đến Trung Quốc, Iraq tra tấn luôn là kẻ đồng hành thầm lặng trong các cuộc thập tự chhinh của phong trào thị trường tự do toàn cầu...Và có lẽ, không phải gã đọc tài Pinochet, Đặng Tiểu Bình, Yeltsin  là những tay giết người đẫm máu, mà chính Milton Friedman mới là kẻ giết người tàn nhẫn nhất trong lịch sử thế kỷ 21.


"Shock Doctrine" (Học thuyết sốc) mô tả cách thức mà giới tư bản bắt chước quy trình gây sốc mà CIA thường sử dụng để tra tấn tù nhân, nhằm đạt được mục đích của mình. Nếu như đối với CIA là mục tiêu thu thập thông tin thì các nhà tư bản thực hiện liệu pháp shock nhằm buộc họ thực hiện thị trường tự do một cách méo mó nhằm thu lợi.

Phương thức hoạt động của học thuyết Shock là xuất phát từ một thảm họa nào đó: đảo chính quân sự, tân công khủng bố, khủng hoảng thị trường, chiến tranh, sống thần, bão lốc, đẩy toàn bộ nhân dân đến trạng thái shock tập thể- là trạng thái mà con người mất kiểm soát về tinh thần do sợ hãi quá độ dẫn đến không còn suy nghĩ một cách duy lý. Người xây dựng học thuyết Shock không ai khác chính là Milton Friedman.

Kể từ khi Ronal Reagan và Margaret Thatcher lần lượt lên nắm quyền Tổng Thống Mỹ và Thủ Tướng Anh vào đầu thập niên 80, Milton Friedman và các chàng trai Chicago (trường đại học Chicago) đã đẩy mạnh áp dụng học thuyết Shock nhằm đánh bại chủ nghĩa Keyness.

Thử nghiệm đầu tiên chính là Chile với sự lật đổ của tên tướng đôc tài Pinochet vào năm 1973. Dựa trên các nguyên tắc Chicago mà Milton Friedman đề cập, Pinochet đã tư hứu hóa môt phần lớn các doanh nghiệp nahf nước, cho phép đầu cơ tài chính với nhiều dạng thức độc đáo, mở tung biên giới để nhập khẩu hàng hóa điều mà trước đât vẫn được bảo hộ, cắt giảm 10% chi tiêu ngân sách chính phủ, xóa bỏ các hệ thống kiểm soát giá mà quốc gia này đã thực hiện trong hàng thập kỷ với một số yếu phẩm như bánh mì, dầu ăn. Kết quả là năm 1974, Chile có lạm phát tăng vọt lên 375%, cao nhất thế giới vào lúc đó. Nạn đói hoành hành. GDP giảm hơn 15%. Thay vì đưa ra các giải pháp khắc phục, Pinochet thực hiện thảm sát những ai dám chống đối chính sách của ông ta. Chính Pinochet sau này muốn thoát ra khỏi đống bế tắc phải lặng lẽ phá bỏ các nguyên tắc của học thuyết thị trường tự do mà giới Chicago rao giảng.

Sau Chile, đến lượt Uruquay và Brazil 1973, Argentina vào năm 1976, Bolivia..công thức trên được áp dụng triệt để. Naomi Klein đã công bố những con số khiếp sợ để vén bức màn bạo lực đằng sau chủ thuyết tự do: 30,000 người ở Argentina đã mất tích trong đó 80% là người trẻ tuổi tư 16-30, là nơi mà những người mẹ mất con phải im lặng mà khóc...

Trong sự kiện Thảm sát Thiên An Môn ở Trung Quốc vào năm 1989, chính Milton Friedman đã gợi ý cho Đặng Tiểu Bình các chính sách không hợp lòng dân như: phá bỏ kiểm soát giá, phá bỏ chính sách bảo đảm việc làm, khiến lạm phát tăng vọt trong khi thất nghiệp tăng. Vào năm 1988, Friedman đã tới Thượng Hải để gặp gỡ Giang Trạch Dân và gợi ý các phương án "bạo lực" mà tướng Pinochet ở Chile từng thực hiện vào những năm 70. Sự kiện Thiên An Môn như một đòn tổng lực đạp tan bất cứ phong trào phản đối chủ nghĩa tự do của Friedman.

Những gì mà Naomi Klein mô tả về Mandela ở Nam Phi và Boris Yelsin ở Nga cũng giúp tôi hiểu được tại sao ở Nam Phi và Nga ở đây xuất hiện giới siêu giàu. Họ chính là người được tư hữu hóa các tài nguyên quốc gia (các mỏ khoáng sản và dầu) với một giá hời, được bảo hộ bởi các chương trình đàn áp đầy bạo lực.

Lượt qua quá khứ, Naomi Klein tiếp tục vén  bức màn Liệu Pháp Shock ở mỹ. Đó chính là quả bong bóng ngành an ninh nội địa sau sự kiện khủng bố 11.9. Đó là liệu pháp đàn áp mạnh mẽ mà chính quyền Bush áp dụng ở Iraq khiến cho người dân Iraq phải chấp nhận tư hữu hóa các tài nguyên dầu mỏ về tay giới tài phiệt Mỹ.

Giới tư bản khai thác triệt để các Liệu pháp Shock, không chỉ do đàn áp quân sự mà cả các thảm thọa tự nhiên, như Trận Sóng Thần ở Indonesia, Sri Lanka để thực hiện các biên pháp nhằm tư hữu hóa tài sản nhà nước, phá bỏ kiểm soát giá, thả nổi nhập khẩu nhằm giúp các tập đoàn tư bản nước ngoài thâm nhập và thâu tóm thị trường. Gần đây, sau sự kiện Thảm họa kép động đất sóng thần ở Nhật vào năm 2011, chính quyền Nhật cũng áp dụng liệu pháp tương tự: cắt giảm các quy định tài chính, mở rộng nhập khẩu, cắt giảm chi tiêu công, phá bỏ các biện pháp an sinh xã hội nhằm cho phép các tập đoàn tư bản khai thác các thị trường nhạy cảm.

Cuốn sách mô tả George Soros, ông trùng đầu cơ tài chính như là kẻ đi lại như con thoi giữa các thị trường châu Á nhằm tạo nên cuộc khủng hoảng Đông Á 1998 mà sau đó, IMF và World Bank như con diều hâu nhảu và đòi thực hiện các liệu pháp thị trường tự do như: cắt giảm chi tiêu ngân sách, nới lỏng các quy định tài chính, tư hữu hóa một số ngành lĩnh vực quan trọng mà sau đó thuộc về giới tư bản nước ngoài...

Cuốn sách của Naomi Klein đã giúp người đọc hiểu thấu hơn đằng sau bức màn tự do dân chủ của học thuyết thị trường tự do. Có lẽ vì vậy mà ngày này, nhiều học giả nổi tiếng vẫn đang phản đối phong trào toàn cầu hóa. Việc TPP được Mỹ khởi xướng gần đây, được nhiều nhà phân tích cho là có nhiều quy định thoáng đãng hơn về nới lỏng thị trường tự do, điều sẽ mang lại lợi ích cho các tập đoàn hơn là người dân. Hilary Clinton, ứng cử viên đảng dân chủ cũng phản đối TPP vì cho rằng, nó khó mang lại việc làm cho người dân Mỹ và đẩy người nghèo vào con đường nghèo hơn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét