Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2021

Nghệ Thuật Tư Duy Ngược Dòng- Humphrey B.Neill

 "Tôi ngày càng hướng về phía thiểu số vì bên đó khôn ngoan hơn"- Nhà triết học vĩ đại kiêm nhà thơ Goethe.

Điều đầu tiên các bạn cần biết rằng, cuốn sách này đã xuất bản cách đây...50 năm.Trải qua biết bao thăng trầm của thị trường tài chính, nó vẫn là cuốn sách "must read" đối với các nhà đầu tư. Bài kiểm tra của thời gian tự nó là minh chứng tốt nhất cho giá trị của cuốn sách này, hơn hết thảy các lời giới thiệu hoa mỹ nào khác.

VÌ SAO BẠN CẦN TỚI "TƯ DUY NGƯỢC DÒNG"

Thẳng thắn mà nói, động lực đầu tiên thúc đẩy tôi đến với hành trình xây dựng lý thuyết quan điểm ngược dòng (ND: hay còn gọi là quan điểm đối lập) là sự thất vọng và vỡ mộng mà bất cứ ai muốn tìm cách đánh bại thị trường chứng khoán cũng đều gặp phải.

Sau khi thử nghiệm cả phân tích cơ bản rồi đến phân tích kỹ thuật, tôi phát hiện hệ thống giao dịch không giúp trader chiến thắng nếu không có một thái độ và cách kiểm soát tâm lý đúng đắn. Bởi vậy tôi chuyển sang nghiên cứu tâm lý học đám đông với hy vọng tìm được lời giải cho bí ẩn "Tại sao đám đông thường mắc sai lầm" . Mối quan tâm lớn nhất của Humphrey B.Neil "là khía cạnh con người của thị trường" và ông là người tiên phong trong lĩnh vực tài chính hành vi, một hành đang phát triển nhanh hiện nay. (trong lĩnh vực này, tôi thấy bạn phải đọc hai cuốn sách hàng đầu trong lĩnh vực này: (1) Tư duy nhanh và chậm của Daniel Kahneman và (2) Tư duy ngược dòng của Humphrey).


NGƯỢC DÒNG SẼ CÓ LỢI!

Theo Lebon, tác giả cuốn sách tâm lý học The Crowd: Study of the popular mind (tâm lý học đám đông) (đã được dịch sang tiếng việt), sự khác biệt giữa đám đông và cá nhân là" một cá nhân có thể hành động sau khi lập luận và phân tích, còn đám đông luôn hành động theo cảm xúc và cảm tính. Đám đông tuân theo "lãnh đạo" hoặc theo những gì mà họ cho là hành động của các nhà lãnh đạo.

Đám đông thường nhạy cảm với những gì mà Lebon gọi là "sự lan truyền". Bởi đám đông không suy nghĩ và hành động theo cảm tính nên thường xuyên mắc sai lầm. Đám đông thờ ơ khi giá thấp hay biến động nhẹ nhưng họ bị thu hút bởi chuyển động và sự biến động của giá cả, đặc biệt khi giá tăng. Và như thế, đám đông rất dễ bị lôi kéo vào thị trường nhờ tính "bắt chước". Bắt chước và truyền lan là hai động lực của tâm lý đám đông. Lebon cho rằng, chính những "tác động kích thích" rất nhạy cảm với đám đông và dễ lan truyền tạo nên sự háo hức của họ. Lebon nói thêm, đám đông thích tư duy bằng hình ảnh và chính những hình ảnh đó nhanh chóng gọi lên một loạt  hình ảnh khác.. Đám đông không dừng lại để suy nghĩ.

Humphrey đã chỉ ra vô số các chứng cứ lịch sử mà tại thời điểm mấu chốt, đám đông đều sai lầm: Trước thế chiến thứ hai, đa phần mọi người đều coi thường Hitler và sự trỗi dậy của Đức Quốc Xã và thảm họa thế chiến thứ hai là bài học cho tất cả những người chỉ biết suy nghĩ theo đám đông. Sự kiện đỉnh đại khủng hoảng 1929 trên TTCK cũng là một ví dụ khác khi đám đông tin rằng...xu hướng đi lên của TTCK sẽ là mãi mãi.

NHƯNG ĐỪNG LẠM DỤNG TƯ DUY NGƯỢC DÒNG.

Lưu ý, tư duy ngược dòng không phải là một phương pháp giao dịch. QUAN ĐIỂM NGƯỢC DÒNG ĐÃ SAI BỞI NÓ ĐÃ ĐI TRƯỚC THỜI ĐIỂM DIỄN RA SUỐT NHIỀU THÁNG. Trong các thời kỳ đầu cơ điên cuồng như năm 1928 và 1929, lý thuyết quan điểm ngược dòng đã ĐÚNG trong việc bảo vệ mọi người khỏi cơn bão, nhưng chắc chắn là sai nếu đừng từ quan điểm các phép tính lợi nhuận trên giấy tờ. NĂM 1928, TRƯỚC KHỦNG HOẢNG, nhiều người đã tỉnh táo từ bỏ chứng khoán, nhận ra thị trường đã vượt quá giới hạn, nhưng cũng có rất nhiều người bị kéo trở lại bởi sức hút của mức giá chứng khoán đang tăng chóng mặt. Tất cả mọi người đơn giản là bị choáng ngợp bởi sức tăng giá khủng khiếp.

BỞI VẬY KHI ÁP DỤNG TƯ DUY NGƯỢC DÒNG, BẠN CÓ THỂ ĐI TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG QUÁ SỚM. Nguyên nhân là bởi các xu hướng kinh tế thường thay đổi rất chậm. Có thể mất nhiều tuần đến nhiều tháng trước khi xu hướng của tình cảnh đó thay đổi. Tuy nhiên, thà sớm còn hơn muộn, trong HẦU HẾT CÁC QUYẾT ĐỊNH KINH TẾ- ĐÓ LÀ BƯỚC ĐI KHÔN NGOAN. TÓM LẠI, KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CÔNG CHÚNG CŨNG SAI VÀ QUAN ĐIỂM NGƯỢC DÒNG LUÔN ĐI TRƯỚC THỜI ĐẠI MỘT BƯỚC. ĐÔI LÚC BỊ GỌI LÀ 'cầm đèn chạy trước ô tô"

Đám đông luôn đúng trong xu hướng và chỉ sai ở hai đầu mút. Lý thuyết quan điểm ngược dùng không phải là một phương pháp giao dịch mà là một "cách tư duy" hướng đến các kết luận có lý trí. Nói như Francis Bacon "hãy nghi ngờ mọi thứ trước khi bạn tin bất cứ điều gì". Cách tư duy ngược dòng giúp bạn khôi phục lại lý trí và tránh hành động theo cảm xúc. Nó không phải là phương pháp dự báo đỉnh hoặc đáy.

Đừng ảo tưởng khi nghĩ rằng bạn có thể vân dụng lý thuyết này trong vài tháng hoặc vài năm, rồi sau đó bất ngờ ngược dòng đưa ra một vài quyết định xuất chúng. Bạn phải động não để đưa ra một quyết định thận trọng.

NHỮNG BÀI HỌC TỪ TƯ DUY NGƯỢC DÒNG

Hãy đặt câu hỏi "cái gì đúng" thay vì "cái gì sai". Bạn sẽ có góc nhìn hoàn toàn mới về mọi vấn đề nếu đặt ra cầu hỏi cái gì đúng về xu hướng kinh tế, giá chứng khoán. Hãy biến nó thành thói quen, một thói quen ngược dòng rất khuyến khích vì con người thích làm rắc rối mọi thứ. Các bác sĩ gọi đây là thói quen đi tìm rắc rối.

Một tác dụng của tư duy ngược dòng là nó ngăn chặn việc dự báo những điều không thể dự báo. Hay nói cách khác nó giúp chúng ta không bị mắc bẫy bởi những dự báo chung sai lầm. Con người thường rất thích dự báo và phát cuồng bởi nó.  Các dự báo được phát hành miễn phí và tràn ngập mọi nơi khi chúng được báo đài phát lại miễn phí.- ĐÂY LÀ LÚC MÀ TƯ DUY NGƯỢC DÒNG sẽ là phương tiện hỗ trợ tư duy hiệu quả. Lý thuyết tư duy ngược dòng sẽ chống lại ảo tưởng và quan niệm sai lầm của số đông.

Nhìn theo hai hướng vào một thời điểm. Mục tiêu của quan điểm ngược dòng là dự liệu bằng cách ngược dòng. Bạn hãy chú ý sự khác nhau giữa hai từ "dự liệu" và "dự đoán". Các doanh nhân và nhà đầu tư cần dự liệu về mọi thứ có thể xảy ra trước khi lập kế hoạch phù hợp cho các chính sách của mình. 

Một cuốn sách hay và nhiều thứ khiến trader phải suy ngẫm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét