Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

[THOMAS PIKETTY] SUY NGẪM KHI ĐỌC "TƯ BẢN TRONG THẾ KỶ 21": TÀI NĂNG HAY TÀI SẢN THỪA KẾ?

Khi tỷ suất sinh lợi trên vốn (ký hiệu r) (như đất đai, chứng khoán, nhà xưởng, máy móc, bằng sáng chế...) lớn hơn thu nhập từ lao động và cả tăng trưởng nên kinh tế (ký hiệu g), người giàu sẽ càng giàu lên và người nghèo sẽ trở nên nghèo đi. Xét trên bình diện xã hội, tài sản thừa kế đang là nguồn gốc của người giàu.

Công thức r>g là nguyên nhân của bất bình đẳng xã hội

"Capital in the Twenty-first Century" vừa mới được xuất bản vào tháng 4.2014 và trở thành cuốn sách đình đám nhất trong năm 2014. Một đề tài tưởng như đã quá đổi quen thuộc "Chênh Lệch giàu nghèo" được Thomas Piketty phân tích rất kỹ lưỡng với số liệu đồ sộ qua 3 thế kỷ. Cuốn sách dày hơn 450 trang trong đó có 400 trang nội dung chính. Hiện vẫn chưa có bản dịch tiếng việt và bạn đọc sẽ phải đọc trực tiếp bằng Tiếng Anh.




Mặc dù Piketty viết khá dễ hiểu vì cuốn sách được viết dành cho những người không chuyên về lĩnh vực kinh tế nhưng tôi muốn tóm gọn nội dung bằng câu chuyện sau:

Có hai nhận vật giả định là Nam và Bảo. Nam sinh ra trong một gia đình giàu có và được thừa hưởng 1 lô đất trị giá 1 tỷ đồng khi cậu vừa tròn 18 tuổi. Cọi như là phần vốn mà bố mẹ giúp cậu khi vào đời. Trong khi đó, Bảo, bạn cậu lại sinh ra trong một gia đình trung lưu. Bố mẹ Bảo chỉ đủ sức lo cho cậu học xong đại học và tự cậu phải bươn chải vào đời.

Nam và Bảo là hai người bạn thân, có cùng chí hướng, đam mê lập nghiệp. Mặc dù Nam sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng không bị lây nhiễm thói ăn chơi đua đòi.

Điều gì xảy ra giữa Nam và Bảo sau khi cả hai cùng tốt nghiệp Đại Học. Với số vốn ban đầu là 1 lô đất trị giá 1 tỷ đồng, tài sản của Nam gia tăng lên con số khủng 10 tỷ đồng do lô đất của cậu trở nên đắt giá sau khi một đại lộ hoành tráng được xây dựng và tạo nên cơn sốt đất. Đây là thời điểm mà Nam ra trường, cậu ta đã có trong tay số vốn 10 tỷ đồng.

Còn Bảo, cậu ta không có gì cả và phải đi làm. Vì học rất giỏi, cậu ta làm trong một công ty nước ngoài với mức lương 2,000 USD/tháng, tức 24,000 USD/năm, khoảng hơn 500 triệu VND/mỗi năm. Muốn đuổi kịp Nam, Bảo phải mất 20 năm tuổi trẻ để được vị trị của Nam ở thời điểm hiện tại...Nhưng để đuổi kịp Nam thì vấn đề còn xa lắc....Với số vốn trong tay 10 tỷ đồng, chỉ cần mức sinh lợi 10%/năm (gửi tiết kiệm ngân hàng), Bảo phải đến những năm 80 tuổi mới hy vọng đuổi kịp Nam...

Còn nếu như Nam lấy 10 tỷ đồng này, qua Mỹ và đầu tư vào cổ phiếu Apple, Nam sẽ được sống ở tầng lớp triệu phú thế giới sau vài năm.

Như vậy, sự khác biệt giữa Nam và Bảo là hai thứ: (1) Tài sản thừa kế và (2) tốc độ sinh lợi của vốn là cao hơn rất nhiều thu nhập từ lao động. 

Đây là câu chuyện chung trên toàn thế giới, tỷ suất sinh lợi trên vốn như Đất đai, nhà xưởng, chứng khoán....lớn hơn rất nhiều so với thu nhập từ lao động. Do đó, người nghèo có thể phải mât cả đời mới hy vọng để mua 1 ngôi nhà trong khi người giàu với số vốn ban đầu, họ có thể nảy sinh ra rất nhiều tài sản mới.

Piketty cũng đã loại trừ trường hợp vốn con người, tức Bảo là một người kiệt xuất, có thể mở một doanh nghiệp riêng và trở nên giàu có như Nam...Tuy nhiên, tính chung trên toàn xã hội, số người kiệt xuất đó không nhiều....Nếu xã hội ai cũng là Bill Gate thì đã không có bất công hay giàu-nghèo.

Piketty đã đặt ra một câu hỏi rất hay: Thừa kế hay công việc cái nào quan trọng hơn? Câu trả lời là thừa kế. Tài sản của các người giàu có trong tạp chí Forbes hiện nay phần lớn là tài sản thừa kế và họ đang trở nên giàu có hơn khi tỷ suất sinh lợi từ thị trường chứng khoán, giá bất động sản...tăng nhanh hơn mức lương từ việc lao động....Năm 2014, có đến 230 trong tổng số 1191 tỷ phú là thừa kế (tỷ lệ 19%), có 405 người được thừa kế 1 phần tài sản và làm giàu lên thành tỷ phú (chiếm tỷ lệ 34%)...Như vậy, hai nhóm này đã chiếm đến 53%. Còn 47% số người còn lại mới tự thân làm tỷ phú.

Cơ hội học hành của bạn, nghề nghiệp của bạn cũng phụ thuộc rất nhiều vào ông bố bà me.

Do đó, nhìn chung mà nói: vấn đề không phải bạn là ai mà bạn là con của ai sẽ quyết định số phận tương lai của bạn...

Còn nếu như bạn không sinh ra trong một gia đình quyền quý thì nhiệm vụ của bạn là "cưới " được Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh, con gái của Mai Thanh, chủ tịch của REE. Cô nàng xinh đẹp sinh năm 1991, tức mới 24 tuổi này sở hữu tài sản thừa kế trước mắt trị giá gần 100 tỷ đồng. 

Chênh lệch giàu nghèo còn do hệ quả của các chính sách. Ví dụ như giai đoạn những năm 1920 ở Đức và những năm 1970 ở các nước phát triển như ANh, Pháp sử dụng lạm phát cao để xóa nợ. Hậu quả của lạm phát cao là người giàu càng trở nên giàu hơn còn người nghèo thì cứ thế nghèo đi.


Câu chuyện thứ hai mà Piketty muốn đề cập là chênh lệch giàu nghèo giữa người dân của các quốc gia. Mặc dù GDP hoặc sản lượng quốc gia của các khu vực Châu Âu, Mỹ hoặc Châu Á và Châu Phi đang tụ hội lại, tức giảm bớt chênh lệch qua 3 thế kỷ nhưng mức độ chênh lệch giàu nghèo của người dân trong thế giới thứ 1 và thứ ba rất khác biệt.

Lấy ví dụ của Việt Nam cho dễ hiểu. GDP của Việt Nam mỗi năm tăng trưởng bình quân 5%-6% đó là chưa kể trước đây Việt Nam tăng trưởng 8%/năm vào đầu những năm 2000. Nhưng người dân có được hưởng thành quả từ GDP là bao nhiêu từ tăng trưởng. Phân lớn các doanh nghiệp FDI như Sam Sung...đang hưởng lời từ ưu đãi thuế, tài nguyên, lao động giá rẻ của Việt Nam, còn mức lương mà các công nhân nhận được thấp. Chưa kể Việt Nam lãnh trọn các vấn đề như ô nhiễm môi trường mà các doanh nghiệp FDI để lại. Nhà nước bị thất thu thuế vì bị chuyển giá...

Chính phủ không phải là người đang làm giảm chênh lệch giàu nghèo mà trái lại nó đang làm cho chênh lệch giàu nghèo càng trở nên lớn hơn thông qua các chính sách ủng hộ người giàu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét