Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

[Kahneman] đọc "TƯ DUY NHANH VÀ CHẬM" & 7 LỜI KHUYÊN DÀNH CHO TRADERS

Trong một thời gian dài, các học giả đã gieo vào đầu chúng ta một quan điểm: chúng ta- những con người đầy lý trí, quyết định mọi việc một cách có tính toán cần thận. Nhưng thông qua một loạt các nghiên cứu của mình. Daniel Kahneman, người đoạt giải nobel kinh tế 2002, đã chứng minh niềm tin của chúng ta: "con người đầy lý trí và quyết định mọi việc một cách có suy tính" .........LÀ HOÀN TOÀN SAI LẦM.


"Với những ai quan tâm đến đầu tư hoặc hành vi con người, cuốn sách của Kahneman là một tác phẩm đáng đọc. Trong cuốn sách này, ông chỉ ra rằng trong khi chúng ta luôn cho rằng những quyết định mà mình đưa ra là hợp lý, thì thực ra chúng ta đang mắc phải những thành kiến. Ít nhất cuốn sách này đem đến cho người đọc cơ hội tốt hơn để tránh những sai lầm hay giảm thiểu chúng"

Cuốn sách "Tư duy nhanh và chậm" của Kahneman dành cho những ai muốn đọc và hiểu về hành vi con người và hành vi đầu tư của các trader. Cuốn sách này dày cộm gần 600 trang. Nó chỉ phù hợp cho những ai ưa thích và muốn khám phá những bí ẩn thật sự nhưng cực kỳ hữu ích trong hành vi con người. Cuốn sách không dành cho những kẻ lười biếng.

Cuốn sách đã giành được nhiều giải thưởng danh giá: Sách khoa học hay nhất của Học viện Khoa học Hoa Kỳ năm 2012, được tạp chí “The New York Times” và “Los Angeles” bình chọn là sách hay nhất và được quan tâm nhất năm 2011, v.v.

Với những ai nghiên cứu về Kinh Tế Học hành vi và Tài chính hành vi. Cái tên Daniel Kahneman và Amos Tversky đã trở thành cặp đôi huyền thoại. Những nghiên cứu của hai nhà nghiên cứu này đã phá vỡ những quan niệm truyền thống trị vị trong thế giới đầu tư lẫn xã hội.  Tôi nhận thấy Daniel Kahneman đã đưa ra nhiều bài học bổ ích dành cho các trader. 

Thứ nhất, Càng xem bảng điện càng dễ thua lỗ. "Càng kiểm tra tài khoản mỗi ngày hoặc theo sát chặt chẽ những biến động của giá cổ phiếu hàng ngày chỉ khiến cho bạn phải đối diện với sự mất mát mỗi ngày, bởi nỗi xốt xa thường trực trước những tổn thất nhỏ vượt quá niềm vui do những lợi ích nhỏ tương đương mang lại. Mỗi quý kiểm tra một lần là đủ, có thể nhiều hơn một chút đối với nhà đầu tư cá nhân...Các nhà đầu tư càng ít bám sát thị trường sẽ ít phải chịu đựng sự chộn rộn về vấn đề danh mục và trở nên giàu có hơn. ...Nói cách khác, càng coi bảng điện chỉ khiến cho bạn trở nên không giữ vững lập trường đầu tư...

Thứ hai, các trader thường có niềm tin lạc quan thái quá. TTCK là nơi mà có đến 95% nhà đầu tư thất bại và chỉ 5% nhà đầu tư chiến thắng, nhưng phần lớn các nhà đầu tư được hỏi hoặc mới tham gia vào thị trường, họ sẽ thuộc về nhóm 5% thành công. Hoặc Lấy ví dụ về chuyện khởi nghiệp kinh doanh ở Mỹ. Chỉ có xác suất 35% các doanh nghiệp nhỏ mới khởi nghiệp còn tồn tại sau 5 năm hoạt động. Nhưng phần lớn các doanh nhân đều cho rằng, thống kê này không đúng với họ. Các cuộc khảo sát đối với những người khởi nghiệp kinh doanh ở Mỹ cho rằng, 60% người tin rằng, họ sẽ làm tốt hơn số đông. Và có đến 80% người tin rằng, doanh nghiệp của họ có nét độc đáo riêng để đánh bại đối thủ.


Thứ ba, nhà trader giao dịch càng nhiều thì càng thua lỗ.

Thứ tư, phụ nữ đầu tư tốt hơn đàn ông. Thường đàn ông mắc bệnh ảo tưởng nhiều hơn phụ nữ. Phụ nữ là những người thực tế hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có khả năng đầu tư tốt hơn đàn ông chỉ vì họ thực tế hơn nhiều.

Thứ năm, nhà đầu tư có khuynh hướng nhanh chóng chốt lãi nhưng lại chậm cắt lỗ. Theo một nghiên cứu của Terry Odearn, đại học Berkeley Carlifornia, trên 10,000 tài khoản của các nhà đầu tư cá nhân trong 7 năm. Có tổng cộng 163,000 giao dịch. Ông nhận thấy một kết quả tồi tệ đáng kinh ngạc. Những cổ phiếu mà nhà đầu tư bán đi thường có khuynh hướng tăng giá tốt hơn so với thứ họ mua vào, trung bình khoảng 3.2%/năm trong nghiên cứu của ông. Điều này là do các nhà đầu tư thường có khuynh hướng chốt lãi các cổ phiếu đang tăng giá và chậm cắt lỗ các cổ phiếu giảm giá.

Thứ sau, Đừng tin vào chuyên gia, vì dự báo của họ vô cùng tệ nhưng lại quá tự tin. Các giáo sư ở đại học Duke đã tiến hành một khảo sát với các CFO của các tập đoàn lớn về việc ước tính lợi nhuận của chỉ số SP500 cho năm kế tiếp. Có 11,600 dự báo được thu thập và kết luận cho thấy: Phần lớn các dự báo là vô cùng tệ hại. Điều này cho thấy, các chuyên gia tài chính cũng không giỏi trong việc dự báo. Điều đáng nói rằng, các chuyên gia có một căn bệnh chung: “tự tin”. Trong thí nghiệp của đại học Duke, bất chấp kết quả dự báo tệ hại, có đến 67% các chuyên gia cho rằng dự báo của họ có độ tin cậy cao. Textlock nhận xét: chuyên gia luôn cho rằng họ có khả năng đúng hơn so với các dồng nghiệp, những người sống xa ánh đèn sân khấu. Những chuyên gia thường hay tâng bốc các kết quả dự báo đúng (và hiếm khi đúng) trong khi lờ đi các dự báo sai.Textlock phát hiện các chuyên gia thường né tránh thừa nhận sai lầm và khi bị ép buộc phải thừa nhận chúng, họ có “một bộ sưu tập khổng lồ các lời biện hộ”. Bệnh chung của các chuyên gia là thường lạc quan thái quá. Đó là lý do tại sao các chuyên gia thường khuyến nghị mua hơn là bán. Tỷ lệ mua/bán được khuyến nghị ở Mỹ là 52%/3% và ở Đức là 39%/20%. Ở Việt Nam, chúng ta thấy rằng, phần lớn các chuyên gia đều có khuynh hướng thích khuyến nghị mua hơn là bán.

Thứ bảy, đừng đánh giá thấp yếu tố may mắnNhững nhà tài chính hành vi có khuynh hướng tin vào thuyết tiến hóa. Sự thực Darwin cho rằng, những sự chọn lọc của tự nhiên mang tính ngẫu nhiên. Đôi khi một sự đột biến ngẫu nhiên nào đó về gen có thể tạo ra cả loài mới. Người anh em họ với Darwin là Francis Galton vào thế kỷ 19 cũng đã có phát hiện chấn động về hiện tượng “Hồi quy về mức trung bình trong di truyền vốc dáng”. Theo đó, con cái không có xu hướng gióng với cha mẹ về tầm vóc di truyền, mà hướng về mức trung bình của bố mẹ. Nghĩa là con cái sẽ có vóc dáng nhỏ nếu như cha mẹ là những người cao lớn. Ngược lại, con cái cao lớn nếu cha mẹ là những người có vóc dáng bé nhỏ. Điều này khác hẳn với niềm tin phổ biến: Bố mẹ cao thì con cái cao và ngược lại. Đây cũng có thể được coi là một tự nghiệm. Các nhà tài chính hành vi cho rằng, hiện tượng hồi quy về mức trung bình xuất hiện trong nhiều khía cạnh của đời sống, kinh doanh và đầu tư. Chúng ta thường có một ảnh hưởng tự nghiệm cho rằng, tài năng là yếu tố quan trọng nhất để dẫn đến thành công. Cảm xúc và trực giác thường tạo ra ra cho chúng ta niềm tin rằng, một doanh nghiệp hàng đầu phải do một nhà lãnh đạo kiệt xuất nào đó. Nói chung, người đọc thường có khuynh hướng tin rằng, thành công của một con người là phải do một yếu tố tài năng chứ không phải là may mắn. Thông điệp này thường được thổi phồng và sự may mắn thường bị phớt lờ. Những nhà tài chính hành vi cho rằng, thành công có sự đóng góp rất lớn của sự may mắn.

-------------

Vậy tại sao con người hoặc nhà đầu tư bị lại bị chi phối bởi cảm xúc hơn là lý trí?. Tai sao các trực giác của chúng ta có quá nhiều định kiến và rất dễ mắc sai lầm?

Câu trả lời là: Bản chất con người lười suy nghĩ


Có vấn đề đối với hai khía cạnh cảm xúc và lý trí trong bộ não của con người. Tâm lý học tạm gọi cảm xúc như là hệ thống 1 và lý trí như là hệ thống 2 để tiến hành phân tích và đánh giá về ảnh hưởng của hai khía cạnh đến việc ra quyết định. Kahneman nhận xét:

- Hệ thống 1 hoạt động theo cơ chế tự động và mau lẹ, và hầu như không cần cố gắng và không tự động kiểm soát.

- Hệ thống 2 đòi hỏi con người phải nổ lực kiểm soát và chú ý.

Các nhà tài chính hành vi đã phát hiện ra rằng, thực chất con người không duy lý như bạn nghĩ. Nghĩa là hệ thống 2 rất lười vận động trong khi hệ thống 1 thì luôn chạy hết công suất. Ngay từ khi bạn mở mắt cho đến khi đi ngủ, hệ thống 1 luôn vận hành. Thậm chí, khi hệ thống 2 hoạt động, nó cũng can thiệp vào. Nó thường dựng ra những câu chuyện mà bạn tin rằng, nó là đúng (hệ thống 2 nghĩ hệ thống 1 đúng và không can thiệp hoặc phân tích kỹ).

Để làm điều này, hệ thống 1 hoặc cảm xúc có khuynh hướng tạo ra những cảm giác dễ chịu và khéo léo đánh lừa hệ thống 2. Hay nói cách khác, cảm xúc có thể đánh lừa hoặc nói dối với chúng ta. Càng nguy hiểm hơn, cảm giác còn lôi kéo lý trí và biến thành niềm tin và thái độ. Điều này khiến cho chúng ta không muốn suy nghĩ kỹ hơn vì nghĩ rằng nó là đúng (gọi là tư duy theo lối mòn).

Đây chính là vấn đề của quá trình tiến hóa. Những nhu cầu của tự nhiên khiến con người muốn nhanh chóng đưa ra các kết luận hơn là phải ngồi lâu suy nghĩ. Con người thích nhảy tắt đến các kết luận (short cut) hoặc tìm ra câu trả lời thay thể (heuristics). Đây chính là hệ quả của hệ thống 1. Có một thuật ngữ chuyên môn ở đây: “Heuristics”. Tôi thường tạm dịch nó sang tiếng việt là “Tự nghiệm” (một số sách thì dịch nó thành là “Suy Nghiệm”). Heuristic là thế này. Bạn thường tìm ra một câu trả lời cho một câu hỏi đơn giản thay thế hơn thay vì trả lời trực tiếp câu hỏi. Nói cách khác, não bộ con người có khuynh hướng đơn giản hóa câu hỏi và tự tạo ra câu hỏi dễ hơn.

Ví dụ như: Khi được hỏi về “Bạn có cảm thấy hạnh phúc gần đây hay không?”…Trong đầu bạn sẽ xuất hiện hàng loạt câu hỏi như “tháng trước mình có hẹn hò nhiều lần không”. Ở đây là sự đơn giản hóa. Vì chúng ta nghĩ rằng, hẹn hò nhiều lần là dấu hiệu của sự hạnh phúc.

Chúng ta có thể tìm thấy vô số ảnh hưởng của tự nghiệm trong đầu tư. Ví dụ, chúng ta có khuynh hướng đầu tư vào công ty mà bạn thấy có ấn tượng với ban tổng giám đốc hoặc đơn giản vì bạn thấy thích thú với sản phẩm của công ty. Bạn vừa tham gia vào triển lãm sản phẩm xe hơi và ban thấy thích thú với mẫu xe hơi mà công ty vừa mới tung ra….Bạn nói rằng: “đây là những gã biết làm xe hơi, các mẫu xe rất tuyệt” Bạn mua cổ phiếu công ty đó là vì bạn thấy thích thú với mẫu xe hơi này chứ không phải vì bạn đánh giá đây là cổ phiếu tốt. Nếu bạn là người duy lí, bạn phải thực hiện một loạt các đánh giá về khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm của công ty, môi trường vĩ mô, tình hình nhân lực…và hàng trăm nhân tố khác. Hoặc bạn phải đánh giá cổ phiếu có đang được giao dịch dưới giá trị thực hay không? Hoặc nếu như bạn là người đầu tư theo trường phái kỹ thuật thì phải nghiên cứu đồ thị giá của nó.

Hay ban giám đốc tạo ra một ấn tượng về khả năng hiểu biết của họ. Chúng ta thường có khuynh hướng đánh giá sai lầm rằng, một giám đốc có am hiểu về chuyên môn hoặc thị trường sẽ lãnh đạo tốt một công ty. Điều này không hoàn toàn đúng. Lãnh đạo một doanh nghiệp không đơn thuần chỉ vào kiến thức nghề nghiệp mà còn tài năng quản trị nhân lực và tài chính….Hãy quan sát một chút…Một cầu thủ giỏi chưa chắc đã là huấn luyện viên giỏi và một chuyên gia lập trình giỏi không phải là sự lựa chọn thích hợp cho vị trí giám đốc của một công ty phần mềm. Thực tế là, phần lớn các giám đốc tài chính xuất phát từ kế toán chứ không phải từ dân tài chính.

Có một yếu tố gọi là “hiệu ứng hào quang”. Thông thường, nhiều nhà đầu tư vướng bẩy vì thấy vẻ đẹp sang trọng nơi doanh nghiệp làm việc. Một doanh nghiệp bất động sản có trụ sở tại Q1-Sài Gòn có vẻ như là thành đạt và tốt hơn một doanh nghiệp có trụ sở ở tỉnh lẻ. Tôi đã nghe kể về một số phi vụ phát hành cổ phiếu riêng lẽ cho một số nhà đầu tư. Một số công ty đã đánh lừa nhà đầu tư bằng cách thuê trụ sở làm việc thật đẹp, xe sang đưa đón và kể cả…Chân dài bám sát…Điều này khiến nhà đầu tư nghĩ rằng, doanh nghiệp đang ăn nên làm ra. Thực ra, tất cả đều là đi thuê nhằm đánh lừa các nhà đầu tư. Con người rất dễ bị các hình ảnh hào nhoáng bên ngoài đánh lừa và đây là khe hở cho nhiều người lợi dụng.

(Hiệu ứng hào quang xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống. Ví dụ: Trước khi thưởng thức giọng hát, chúng ta thường kỳ vọng một ca sĩ với vẻ ngoài xinh đẹp sẽ hát hay hơn người kém nhan sắc. Bài luận của một cô nàng xinh đẹp thường được chấm điểm tốt hơn. Và thực tế là: Những người có ngoại hình đẹp, lương thường cao hơn)

Tự nghiệm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng dự báo của nhà đầu tư. Nhà đầu tư thường lấy kết quả quá khứ để dự báo tương lai. Công ty vừa có 3 năm liên tục doanh số tăng trưởng cao, và bạn thường lấy bình quân 3 năm để có mức dự báo tiếp theo. Đây là phương pháp mà rất nhiều nhà phân tích vẫn thường hay làm. Điều này là không đúng, việc công ty liên tục tăng trưởng cao trong một thời gian dài có thể gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ đối thủ. Hoặc có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến như sự xuất hiện của sản phẩm mới.

Hoặc công ty của bạn vừa mới có một CEO thành công từ một công ty trong ngành. Vị CEO này đã chèo lãi công ty cũ rất thành công. Bạn cũng dễ tin rằng, vị CEO này sẽ tiếp tục thành công ở công ty mới.

Những phân tích ở trên phần nào cho thấy, con người bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cảm xúc khi đưa ra quyết định. Con người kinh tế thực sự đã tuyệt chủng khi con người tiến hóa từ loài dã nhân như cách nói của Michael Shermer. Bộ não con người được tiến hóa để xử lý những vấn đề mang tính cảm xúc chứ không phải tính toán. Nghĩa là, con người sẽ có cảm xúc với các vấn đề mang tính đạo đức như tốt hoặc xấu, thiện và ác hơn là với tư duy về toán học. Cảm xúc dễ khơi dậy và dễ bị kích thích hơn là lý trí

1 nhận xét: