Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

[ Daron Acemoglu, James Robinson] TẠI SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA SỰ QUYỀN LỰC, NGHÈO ĐÓI VÀ THỊNH VƯỢNG

Trong cuốn sách: "TẠI SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI", Acemoglu và Robinson đưa ra giả thuyết: các thể chế chính trị là cái quyết định chứ không phải địa lý, văn hóa, hay sự thiếu hiểu biết.

Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam XII sắp sửa tổ chức vào đầu năm 2016, và đây là lúc tôi nghĩ rằng, các bạn nên đọc cuốn sách này. Mất đi quyền chính trị là mất đi quyền tự quyết về kinh tế và đó là nguồn gốc của sự đói nghèo còn những kẻ thống trị trở nên giàu có hơn.



Cuốn sách này đã có bản dịch tiếng Việt nhưng tôi không thích lắm vì nó dịch chưa sát nghĩa....Hơn nữa, nó đã gạt bỏ phần quan trọng nhất bình luận về thể chế chính trị tai Việt Nam. Nhóm tác giả đã bình luận thể chế chính trị Việt Nam là thể chế chính trị khai thác cùng với một số nước Trung Quốc, Triều Tiên....Và tăng trưởng dưới thể chế chính trị khai thác là kém bền vững.






Có hai loại thể chế chính trị mà nhóm tác giả đề cập

thể chế chiếm đoạt hay khai thác (extrative institutions) là nguồn gốc dẫn đến sự nghèo khó của các quốc gia.
thể chế dung hợp (inclusive institutions). là nguồn gốc dẫn đến sự thịnh vượng của các quốc gia.

Các thể chế chính trị sẽ quyết định xem nguồn lực xã hội được dùng làm gì? phục vụ cho ai? Các thể chế chính trị sẽ xác định ai là người có quyền lực trong xã hội. Nếu việc phận bổ quyền lực là hẹp và không bị ràng buộc, thì các thể chế chính trị này mang tính chất chuyên chế như các nền quân chủ chuyên chế như Mỹ La Tinh thuộc địa và Bắc Triều Tiên. Những người nắm quyền lực sẽ có khả năng đặt ra các thể chế kinh tế để làm giàu cho chính họ và làm tăng quyền lực của họ và gây ra tổn thất cho xã hội. Ngược lại, các thể chế chính trị phân phối quyền lực rộng rãi trong xã hội và bắt nó phải chịu sự ràng buộc rõ ràng, là các thể chế đa nguyên. Tuy nhiên, cần tránh hiểu rằng, thể chế đa nguyên là thể chế chính trị dung hợp. Ví dụ như Singapore không phải là thể chế đa nguyên nhưng nó là thể chế chính trị dung hợp. Hoặc một số quốc gia đa nguyên như Somali nhưng không phải là thể chế chính trị dung hợp.

Thể chế chính trị dung hợp tuy đa nguyên nhưng vẫn có sự thống nhất. Nếu như có sự đối kháng quá mạnh mẽ và không thống nhất rốt cục sẽ chẳng đi đến đâu. Thật đáng tiếc, Hoa Kỳ có vẻ như đang diễn biến theo chiều này, thiếu sự thống nhất giữa Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ trong các vấn đề kinh tế chính trị trong thế kỷ 21.

Nguyên nhân có sự khác biệt giữa các thể chế vì các elite trong thể chế chính trị khai thác luôn tìm cách để phá bỏ những sự đổi mới. Sự đổi mới gắn liền với sự phá hủy mang tính sáng tạo mà nó có thể làm triệt tiêu hoặc làm giảm lợi ích của các elite.

Nước Anh năm 1642 và 1651, Đặc biệt cách mạng Vinh Quang 1688 đã phá bỏ quyền thống trị của nhà vua Anh, chỉ giữ lại mang tính hình thức và trao quyền cho Quốc Hội. Từ đó các nguồn lực kinh tế cho các mạng công nghiệp (công nhận quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu tài sản, thừa kế...) được phát triển và tạo ra một xã hội đa nguyên. Trước đó, nhà vua và giới địa chỉ lo sợ sự đổi mới do tiến bộ công nghiệp làm cho giá thuê đất giảm xuống và làm suy giảm quyền thống trị của họ. Tuy nhiên, cuộc cách mạng đã đánh bại giới địa chủ...Đây là một ví dụ và giải thích tại sao Anh Quốc sớm có được thể chế kinh tế và chính trị dung hợp.

Thể chế chính trị khai thac cũng tạo ra tăng trưởng nhưng đó không phải là tăng trưởng bền vững. Giống như Liên Xô thập niện 50 đến 70, tốc độ tăng trưởng 6%/năm khiến nhiều người phải choáng ngợp. Thậm chí nhà kinh tế học đạt giải nô ben kinh tế học là Paul Samuelson đã dự báo Liên Xô sẽ vượt Mỹ và trở thành  nền kinh tế lớn nhất thế giới vào những năm 1990s. Tuy nhiên, thực tế thì Liên Xô thất bại thảm hại. Mô hình của Liên Xô dựa trên kinh tế tập trung dùng mệnh lệnh để chuyển số người ở lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiêp. Quá trình chuyển đổi này không mang lại hiệu quả. Trình độ công nghiệp không được cải tiến. Không kích thích quá trình sụp đổ mang tính sáng tạo.

Cũng giống như Trung Quốc hiện nay, thế giới đang ngưỡng mộ Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng thần kỳ suốt nhiều thập niên, sự ngưỡng mộ đó cũng giống như đối với Liên Xô thập niên 50 đến 70. Nhưng tất cả vỡ tan tành.
------------------------

Hãy nghĩ một chút về thể chế chính trị của Việt Nam.

Ở Việt Nam, mỗi người dân được quyền bầu cử và ứng cử vào các vị trí của Hội Đồng Nhân Dân và Quốc Hội theo quy định của Hiến Pháp. Còn các chức danh lãnh đạo bộ máy nhà nước như Thủ Tướng, Chủ Tịch nước, các vị bộ trưởng sẽ do Quốc Hội phê duyệt...Nhìn bề ngoài, có vẻ như cơ quan quyền lực của nhân dân là Quốc Hội sẽ bầu chọn ra Thủ Tướng, người có trách nhiệm điều hành đất nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn có Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ là người "giới thiệu" cho Quốc Hội những ai sẽ được ứng cử vào vị trí Thủ Tướng....Vì lý do nhạy cảm, tôi sẽ không bình luận trực tiếp về vấn đề này mà chỉ nói rằng, quá trình Quốc Hội phê duyệt sự Thủ Tướng ở Việt Nam có sự "giới thiệu" của Đảng Cộng Sản Việt Nam...Sức mạnh của hơn 3 triệu Đảng viên có ảnh hưởng to lớn đến tương lai Việt Nam.

Tôi còn nhớ về vụ Đại Biểu Quốc Hôi Dương Quốc Trung chất vấn Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp ngày 14.11.2012, về "văn hóa Từ Chức" thay cho văn hóa "Xin Lỗi, Rút Trích Nhiệm..." Thủ Tướng có khởi đầu cho văn hóa từ chức ở Việt Nam để đoạn tuyệt cho văn hóa xin lỗi". Câu hỏi này được đặt ra sau khi có một đồng chí tên là X bị kỷ luật.

Thủ Tướng trả lời ra sao mời các bạn xem Youtube nhưng đại thể là nói rằng "Chức vị Thủ Tướng này là do nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà Nước, Nhân dân tin tưởng giao phó và thủ tướng sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành...Tôi không thoái thác bất cứ nhiệm vụ nào mà Đảng phân công ứng củ vào vị trí Thủ Tướng....Tôi sẵn sàng chấp hành quyết định của Đảng, cơ quan quyền lực cao nhất".

Vì thế, người dân Việt Nam có quyền bầu cử như thế nào, tự hiểu nhé. Cơ chế bầu cử thực sự nằm trong video này.





Vào năm 2011, "Mùa xuân Ả Rập" xuất hiện vì người dân không còn chịu đựng nổi cảnh đói nghèo, tham nhũng, áp bức và bất công tại khu vực Trung Đông. Trong khi giới cầm quyền ngày càng trở nên giàu có chẳng hạn như Tổng Thống Mubarak của Ai Cập sở hữu lượng tại sản lên đến 70 tỷ USD, tức gần xấp xỉ với khối tài sản của Bill Gate..

Bạn nên nhớ rằng, sự khếch sù của các chính quyền luôn được che đậy. Họ không có tên trong danh sách của tạp chí Forbes, nhưng họ rất giàu và siêu giàu.


Ai Cập nghèo chính xác bởi vì nó bị cai trị bởi elite hẹp, giới đã tổ chức xã hội vì lợi ích riêng của họ gây tổn hại cho số rất đông quần, chúng nhân dân. Quyền lực chính trị đã được tập trung hẹp, và đã được sử dụng để tạo ra sự giàu có hết sức cho những kẻ nắm quyền, như tài sản 70 tỷ USD có vẻ như đã được cựu Tổng thống Mubarak tích cóp. Những người bị thua thiệt đã là nhân dân Ai Cập, như họ hiểu rất rõ.
Quyền lực chính trị là công cụ quan trọng giải thích cho sự nghèo đói và thịnh vượng giữa các quốc gia. Vì vậy, nếu chúng ta vẫn mãi nghèo thì hãy tự xem lại người dân có quyền chính trị hay  không?


Chúng ta sẽ chứng tỏ rằng sự giải thích này về sự nghèo của Ai Cập, sự giải thích của nhân dân, hóa ra cung cấp một sự giải thích chung cho câu hỏi vì sao các nước nghèo lại nghèo. Bất luận đó là Bắc Triều Tiên, Sierra Leone, hay Zimbabwe, chúng ta sẽ chứng tỏ rằng các nước nghèo là nghèo vì chính xác cùng lý do mà Ai Cập nghèo. Các nước như Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã trở nên giàu bởi vì các công dân của họ đã lật đổ elite, giới đã kiểm soát quyền lực, và đã tạo ra một xã hội nơi các quyền chính trị được phân phát rộng rãi hơn nhiều, nơi các chính phủ có trách nhiệm giải trình và có trách nhiệm với công dân, và nơi số đông quần chúng nhân dân có thể tận dụng các cơ hội kinh tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét