Kinh tế học (economic) theo định nghĩa của wikipedia là như sau. "Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ. Kinh tế học cũng nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên (nguồn lực) khan hiếm của nó."..
"Sự khan hiếm" là nguồn gốc nảy sinh ra kinh tế học để giải quyết các nguồn lực nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất mà người ta gọi là hiệu quả kinh tế.
Pareto, một nhà kinh tế người Ý đã phát hiện ra
quy luật kinh tế 80/20 có thể được áp dụng trong nhiều vấn đề kinh tế, xã hội...Trong kinh tế, các doanh nhân phát hiện 80% doanh số thực chất chỉ đến 20% sản phẩm. Do đó, theo quy luật 80/20, các nhà kinh doanh cần tập trung vào các sản phẩm chính tạo ra doanh thu lớn cho công ty.
Nói cách khác, để kinh doanh một cách hiệu quả, giảm bớt thời gian, công sức, tiền bạc, giới kinh doanh ngày nay tập trung vào các sản phẩm "hit". Tức là các sản phẩm thời thượng, bán chạy, nổi tiếng. Các doanh nhân cũng cần tập trung nguồn lực PR, Quảng cáo, để đẩy một số sản phẩm của mình thành các "hit", được người tiêu dùng ưa chuộng.
Nhưng lưu ý, quy luât 80/20 chỉ tồn tại trong điều kiện khan hiếm nguồn lực ở nhiều khía cạnh; chi phí sản xuất, nhà sản xuất, chi phí lưu kho, chi phí quảng cáo, vận chuyển và tìm kiếm khách hàng. Gọi là kinh tế khan hiếm. Nếu như chúng ta chuyển sang một thế giới hoàn toàn đối lập: Kinh tế dư thừa, tức các chi phí đều được giảm thiểu đáng kể, thậm chí một số chi phí giảm xuống còn 0, mọi việc sẽ xảy ra như thế nào?
Chris Anderson, người được Time bình chọn là 100 nhà tư duy quản trị hàng đầu vào năm 2007 và 30 chuyên gia quản trị hàng đầu thế giới, đã tạo nên một thuật ngữ mang tính đột phá, kinh điển trong kinh doanh, truyền thông và công nghệ:
LONG TAIL (CÁI ĐUÔI DÀI). Chris Anderson chỉ cho chúng ta thấy, thế giới kinh doanh ngày nay đã thay đổi như thế nào. Và tại sao, Amazon, Google, Ebay, Facebook, Youtube, Itune (Apple)....đã kiếm tiền theo một cách hoàn toàn ngược với suy nghĩ truyền thống.
Trong một thế giới khan hiếm nguồn lực, chúng ta tập trung kinh doanh vào các sản phẩm thuộc phần đầu (head) của mô hình sau. ĐÓ là các sản phẩm "Hit" (từ âm nhạc, sản phẩm tài chính và bất cứ sản phẩm nào) nhằm phát huy quy luật 80/20. Nhưng các tập đoàn kinh doanh khổng lồ ngày nay như Amazon, Ebay, Wall-mart không còn chạy theo lối suy nghĩ truyên thống. Họ tập trung vào các
sản phẩn ngách (niche) là hàng triệu sản phẩm không phải là "hit", có ít người biết đến. Thậm chí một số sản phẩm chỉ có vài người mua.