Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

[Sách kinh điển về PTKT] PHÂN TÍCH KỸ THUẬT THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH [JOHN J.MURPHY]

Cuốn sách "Phân Tích kỹ thuật thị trường tài chính: Cẩm nang hướng dẫn toàn diện về các phương pháp giao dịch và các ứng dụng" do J.Murphy viết được xem là cuốn sách giáo khoa chuẩn mực cho những giới phân tích kỹ thuật. Nếu dùng mỹ từ "kinh điển" cũng chẳng có gì là quá.

Murphy vốn là chuyên gia tư vấn cao cấp phụ trách mảng giao dịch của Merrill Lynch và là nhà phân tích kỹ thuật của kênh CNBC trong 7 năm. Với hơn 30 năm kinh nghiệm sử dụng phân tích kỹ thuật, Murphy đã truyền lại cho bạn đọc những phân tích mực thước, cặn kẽ và thấu đáo về các công cụ phân tích kỹ thuật. 

Hiếm có cuốn sách viết về Phân Tích Kỹ Thuật nào đạt được thành tích vang dội như Murphy. Cuốn sách này được Hiệp Hội các nhà phân tích kỹ thuật (CMT) sử dụng làm tài liệu chuẩn cho các học viên muốn được công nhận chứng chỉ CMT. Cuốn sách được viết từ năm 1986 nhưng 30 năm nay, cuốn sách vẫn được in ấn thêm để cung cấp cho bạn đọc. Rất hiếm cuốn sách nào có vòng đời dài đến như vậy. Đó là một tác phẩm đạt đến hàng "KINH ĐIỂN" trong giới phân tích kỹ thuật

Thông tin mua sách: Giá bán 150,000 đồng/cuốn. Contact: Truongminhhuy1986@gmail.com.
Đặt hàng tại đây: 
-----------------------------------------

Sau gần 8 năm sử dụng phân tích kỹ thuật vào hoạt động giao dịch trên thị trường tài chính, tôi nhận thấy sự khác biệt giữa trader chuyên nghiệp và thành công trên thị trường với các trader thất bại không phải là họ sở hữu công cụ đặc biệt nào cả. Mấu chốt là bạn tinh tường và am hiểu những công cụ hết sức cơ bản. Cuốn sách của Murphy sở dĩ được xem là "tác phẩm kinh điển" vì ông am tưởng đến những công cụ cơ bản nhất. Khi bạn hiểu thấu đáo một công cụ, bạn sẽ thấy sự màu nhiệm của nó.

Cuốn sách gồm 19 chương chính và tôi sẽ lưu ý những vấn đề sơ đẳng mà các trader thường bỏ qua.

- Chương 1: Triết lý của Phân tích kỹ thuật. Rất nhiều trader bỏ qua chương này và dẫn đến không tuân thủ hoặc nghi ngờ PTKT. Điều cơ bản của PTKT là thừa nhận yếu tố tâm lý trong giao dịch, chính nó làm thị trường biến đổi theo các con sóng tăng giảm. PTKT có khả năng dự báo vì họ tin rằng, tương lai sẽ lặp lại những gì trong quá khứ. Nhiều người cho rằng PTKT không thể áp dụng được tại Việt Nam vì yếu tố tâm lý chi phối nhưng đây chính là mảnh đất cho PTKT phát huy tác dụng. PTKT là bộ môn đọc tâm lý của các nhà giao dịch trên thị trường.

- Chương 2:Bàn về lý thuyết Down là lý thuyết cơ bản của PTKT. Lý thuyết Down sẽ cho biết xu hướng thị trường tồn tại như thế nào và dấu hiệu nào cho thấy xu hướng sẽ bị thay đổi. Phân tích liên thị trường giữa các chỉ số liên quan là vấn đề mà nhiều nhà đầu tư hay bỏ qua về Lý thuyết Down.

- Chương 3: Hướng dẫn và giới thiệu cách lập các đồ thị kỹ thuật.

- Chương 4: Khái niệm cơ bản về xu hướng. Nhiều trader cũng nghĩ rằng chương này quá đơn giản nhưng thực tế nó có nhiều hàm ý cơ bản mà chúng ta thường hay bỏ qua. Đường xu hướng (hay trendline) là một công cụ rất cơ bản nhưng không phải ai cũng nắm được. Việc đọc và xây dựng các đường trendline đòi hỏi kinh nghiệm. Lấy ví dụ, khi giá giảm tiến hành kiểm tra đường trendline, khối lượng giao dịch nên giảm đi khi giá tiệm cần đường trendline. Sự gia tăng bất thường của khối lượng giao dịch là dấu hiệu cho thấy sự hỗ trợ bởi đường trendline có thể bị phá vỡ...Rất nhiều kinh nghiệm khác được Murphy phân tích.

- Chương 5: Các mẫu hình đảo chiều cơ bản. Murphy rất giỏi trong việc phân tích khía cạnh tâm lý của các mẫu hình đảo chiều như vai đầu vai. Mối quan hệ giữa khối lượng với diễn biến mẫu hình

- Chương 6: Các mẫu hình tiếp diễn xu hướng.

- Chương 7: Khối lượng giao dịch. Khối lượng giao dịch được xem là chỉ báo đi trước hành động giá. Nó là leading indicator. Thông qua việc quan sát khối lượng, chúng ta có thể dự báo trước diễn biến của giá.

- Chương 8: Đồ Thị dài hạn. Một trong những vấn đề mà các trader kỹ thuật thường bỏ quên là việc phân tích đô thị dài hạn nên khử yếu tố lạm phát. Tại Việt Nam, từ năm 2000 đến nay, VND đã mất giá 200% so với USD và chúng ta cần phải điều chỉnh lại chỉ số VN-Index. Tôi chưa thấy ai đã làm điều này tại Việt Nam.

- Chương 9: Đường trung bình di động. Đường trung bình di động là một cộng cụ đầu tư theo xu hướng rất hiệu quả nhưng mấu chốt là yếu tố chu kỳ thời gian. Murphy rất tinh tường vấn đề này. Ông chỉ ra các chu kỳ thời gian nào là hiệu quả khi ứng dụng đường trung bình di động.

- Chương 10: Các chỉ báo dao động. Thảo luận về Stochastic Oscillator, RSI, CCI, MACD Các dấu hiệu nào của các chỉ báo sẽ cho thấy dấu hiệu đảo chiều thị trường. Điều đặc biệt là Murphy chỉ ra cách phối hợp các chỉ báo trên đồ thị weeky và daily. Vấn đề chu kỳ thời gian cũng là điểm mấu chốt khi sử dụng các chỉ báo dao động.

- Chương 11: Đồ Thị Điểm và Hình

- Chương 12: Đồ THị nến Nhật Bản. Đồ Thị nến Nhật Bản là công cụ rất hiệu quả để đọc tâm lý đối kháng giữa bên mua và bên bán.

- chương 13: Lý thuyết sóng Elliott. Chương này thảo luật về một công cụ dự báo rất nổi tiếng trong phân tích kỹ thuật, sóng Elliott. Các cấu trúc giá, mẫu hình sóng được Murphy phân tích kỹ.

- Chương 14: Chu kỳ thời gian. Đây là một trong những điểm nổi bật của Murphy. Phần lớn các trader thường bỏ qua yếu tố thời gian nhưng Murphy nhấn mạnh yếu tố này. Đây chính là thành công của Murphy.

- Chương 15: Máy Tính và hệ thống giao dịch:  Giới thiệu về hoạt động trading tự động.

- Chương 16; Chiến lược quản lý tài sản và giao dịch.  Đây là chương quan trọng quyết định thành bại của trader. Murphy hướng dẫn cách thức quản lý tài sản, tâm lý và phương pháp quản trị rủi ro, đặt lệnh dừng lỗ như thế nào.

- Chương 17: Phân tích liên thị trường.

- Chương 18: Các chỉ báo thị trường. 

- Chương 19: Danh sách kiểm tra. Trader nên chú ý những vấn đề nào khi phân tích kỹ thuật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét