Tại sao Currency wars dẫn đến suy thoái toàn cầu? Tại sao tiền giấy rồi sẽ biến mất và hệ thống bản vị vàng mới sẽ hình thành?
"Currency Wars" không phải là một thuật ngữ xa lạ gì với giới đầu tư trong nhiều năm trở lại đây. Có thể nói rằng Currency Wars là nền tảng bối cảnh (theme) cho mọi diễn biến hiện nay trên thị trường tài chính từ xưa cho đến nay.
Cuộc chiên tranh tiền tệ lần 3 bắt đầu từ năm 2010 khi FED thực hiện gói QE2. Cuộc chiến tranh tiền tệ này đã dẫn đến lạm phát cao ở hàng loạt quốc gia mới nổi và dòng tiền bị tổn thương trầm trọng ở một số quốc gia khác. James Richards đã nhấn mạnh cuộc chiến tranh tiền tệ lần ba có nhiều đặc điểm cực kỳ nguy hiểm: Đó là sự bất ổn và tính bất định ngày càng tăng của thị trường tài chính, sự lạc quan thái quá của các nhà kinh tế học về khả năng kiểm soát. James Richards dẫn chứng sợi dây liên hệ giữa Currency wars, Gold và Chaos. Cuốn sách hiện đã được biên dịch sang tiếng Việt.
"Currency Wars" không phải là một thuật ngữ xa lạ gì với giới đầu tư trong nhiều năm trở lại đây. Có thể nói rằng Currency Wars là nền tảng bối cảnh (theme) cho mọi diễn biến hiện nay trên thị trường tài chính từ xưa cho đến nay.
Currency Wars là một cuộc chơi dài mà những ông trùm tài chính đã thiết lập trong suốt vài trăm năm qua. Qua cuốn sách "Currency Wars: The making of the next global crisis (2011)", James Richards đã vạch trần âm mưu của giới banker trong việc thiết lập lại luật chơi của thị trường tài chính-tiền tệ thế giới như thế nào.
Vàng, suốt hơn 2,000 năm, đã gắn bó với loài người như một công cụ thanh toán và bảo toàn giá trị hiệu quả. Ấy vậy, những ông trùm banker trong cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ nhất (1921-1936) đã âm thầm lên kế hoạch và đổ tội cho vàng là kẻ tạo ra cuộc khủng hoảng 1929, nhằm ném bỏ vàng ra khỏi hệ thống tiền tệ toàn cầu.
Tuy nhiên, cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ nhất mới chỉ hạ uy tín của vàng chứ chưa chấm dứt hàng vai trò của vàng. Vàng chỉ bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi hệ thống tiền tệ vào năm 1971 bởi cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ 2 (1967-1987). Từ đó, loài người chuyển sang hệ thống tiền giấy pháp định, vốn được tạo ra từ không khí. James Richards nói rằng: "đó là vụ trộm lớn nhất trong lịch sử loài người". Ngày nay, dù bạn cất tiền kỹ như thế nào, từ gửi ở ngân hàng cho đến cất kỹ dưới gối, chôn ở góc nhà, bạn vẫn luôn bị móc túi bởi một khoản thuế---THUẾ LẠM PHÁT. Để duy trì hệ thống tiền tệ mới, đồng USD được gắn chặt vào dầu mà người ta vẫn gọi là hệ thống tiền tệ bản vị dầu và đồng USD dựa vào dầu gọi là Petrodollar.
Cuộc chiên tranh tiền tệ lần 3 bắt đầu từ năm 2010 khi FED thực hiện gói QE2. Cuộc chiến tranh tiền tệ này đã dẫn đến lạm phát cao ở hàng loạt quốc gia mới nổi và dòng tiền bị tổn thương trầm trọng ở một số quốc gia khác. James Richards đã nhấn mạnh cuộc chiến tranh tiền tệ lần ba có nhiều đặc điểm cực kỳ nguy hiểm: Đó là sự bất ổn và tính bất định ngày càng tăng của thị trường tài chính, sự lạc quan thái quá của các nhà kinh tế học về khả năng kiểm soát. James Richards dẫn chứng sợi dây liên hệ giữa Currency wars, Gold và Chaos. Cuốn sách hiện đã được biên dịch sang tiếng Việt.
Cuốn sách vừa mới phát hành vào năm 2014, "The Dead of Money: The coming collapse of the international moneytary system" là phát triển tiếp những vấn đề về Currency Wars III đó là Gold Wars. Thực chất cuộc chiến tranh tiền tệ là sự loai bỏ vàng và ngày nay các ngân hàng trung ương vẫn đang giành giật nhau vàng.
Cuốn sách sẽ thông tin cho bạn đọc nhiều tư liệu hữu ích về cuộc chiến vàng giữa các ngân hàng Trung Ương. Âm mưu của Trung Quốc và Nga trong việc phá bỏ bản vị vàng. Currency Wars lần thứ ba không đơn thuần là cuộc đua phá giá tiền tệ mà là Financial Wars. Điều này sẽ giúp các bạn hiểu rõ tai sao BRICS, BELLs đang thiết lập các ngân hàng riêng, hệ thống tiền tệ riêng, thách thức vị trí thống trị của đồng USD.
Cuốn sách trình bày dự báo về tương lai của hệ thống bản vị vàng mới. Điều này giúp bạn đọc nhìn nhận ra tương lai của hệ thống tiền tệ thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét