Đằng sau mỗi hiện tượng lịch sử là một bí mật tài chính, và cuốn sách " Đồng Tiền Lên Ngôi" được ra đời nhằm sáng tỏ những bí mật này.
Hãy xem Argentina là một bài học điển hình của thế kỷ 20 về việc quản trị tài chính sai lầm. Từng là một quốc gia giàu có thứ 6 thế giới vào năm 1880 nhưng Argentina giờ đây là một quốc gia trung bình. Lạm phát không phải là hiện tượng tiền tệ mà là hiện tượng chính trị. Để duy trì quyền lực thống trị, các thế lực chính trị của Argentina đã chi tiền vô tội va. Điều này dân đến việc các ông trùm đầu sỏ của Argentina đã vay mượn quá mức đến 60% GDP vào năm 1984 , để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, khiến quốc gia này ngập tràn trong nợ. Lạm phát chỉ là biểu hiện khi quốc gia này rơi vào trạng thái vỡ nợ.
Hay việc bong bóng chứng khoán nổ tung ở Pháp vào thế kỷ 18 đã khiến cho nền kinh tế Pháp tụt hậu so với Anh, Italia hay Hà Lan. Vua Louis XVI đã phải sống trong cảnh khó khăn và cuối cùng dẫn đến cách mạng Tư Bản ở Pháp vào thế kỷ 19. Mặc dù nước Anh trải qua Bong bóng South Sea diễn ra nhưng sức tác hại ít hơn nhiều so với Pháp.
Còn bây giờ thì sao, nhưng khoản nợ dưới chuẩn của Mỹ có tạo nên thảm họa mới cho nước Mỹ và toàn cầu. Nhu cầu vay nợ tràn lan ở Mỹ xuất phát từ chính "Giấc Mơ Mỹ", mọi người muốn dân chủ hóa việc mua nhà, ai cũng muốn sở hữu nhà. Và rồi người ta chấp nhận ngay cả những người không có khả năng vẫn có thể mua nhà...Liệu Mỹ có đi vào vết xe đổ hay không? Năm 2008 chính là câu trả lời nhưng đó chỉ là phần nổi...Phần chìm của tảng băng vẫn chưa xuất hiện.
Một cuốn sách hấp dẫn để đọc và suy ngẫm. Đồng tiền lên ngôi giờ đây sẽ bước vào thời kỳ mất ngôi.
---------------------------------
Mặc dù chúng ta vẫn thường quan niệm rằng, tiền bạc đi kèm với tội lỗi và sự giàu có mang ý nghĩa như sư bốc lột nhưng thực tế, tiền vẫn là gốc rể cho hấu hết các tiến bộ. Sự lên ngôi của đồng tiền là điều thiết yếu cho sự lên ngôi của con người. Các biến động lịch sử của con người được bắt đầu từ các phát kiến tài chính. Lịch sử con người suy cho cùng là lịch sử tài chính.
Những sáng kiến tài chính là nhân tố không thể thiếu trong bước tiến của loài người từ mức sống khốn khổ lên những đỉnh cao huy hoàng. Cuộc tiến hóa của tín dụng và cho vay nợ cũng không kém bất cứ phát minh khoa học kỹ thuật nào trong sử trưởng thành của văn minh nhân loại, từ Babylon cổ đại cho đến HongKong ngày nay. Những phân tích dưới đây sẽ cho thấy những phát kiến tài chính ảnh hưởng ra sao đến lịch sử loài người.
Các ngân hàng và thị trường trái phiếu tạo ra nền tảng vật chất cho sự huy hoàng của thời kỳ Phục Hưng ở Italia vào thế kỷ 14. Dòng họ nhà Medici, thủy tổ của ngành ngân hàng Italia tạo rạ ra một đế chế nhờ áp dụng toán học Phương Đông vào tiền tệ. Từ đó, việc mua bán các tác phẩm nghệ thuật và kiến trúc mới bùng nổ. Nếu như không có ngành ngân hàng, có lẽ không có thời kỳ Phục Hưng ở Italia. Tiền không còn là các mỏ vàng mà là các tờ giấy bạc do ngân hàng tạo ra.
Các ngân hàng và thị trường trái phiếu tạo ra nền tảng vật chất cho sự huy hoàng của thời kỳ Phục Hưng ở Italia vào thế kỷ 14. Dòng họ nhà Medici, thủy tổ của ngành ngân hàng Italia tạo rạ ra một đế chế nhờ áp dụng toán học Phương Đông vào tiền tệ. Từ đó, việc mua bán các tác phẩm nghệ thuật và kiến trúc mới bùng nổ. Nếu như không có ngành ngân hàng, có lẽ không có thời kỳ Phục Hưng ở Italia. Tiền không còn là các mỏ vàng mà là các tờ giấy bạc do ngân hàng tạo ra.
Tài chính doanh nghiệp và thị trường chứng khoán là nền tảng không thể thiếu cho đế quốc của người Hà Lan. Thế kỷ 16 là thế kỷ của người Tây Ban Nha với các mỏ vàng ở Nam Mỹ nhưng người Hà Lan đã tạo ra một đế chế mới bằng TTCK trong thế kỷ 17. Người Anh và Hà Lan đã phát triển mạnh lĩnh vực ngân hàng và quan hệ tín dụng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong thế kỷ 17 và đánh sập đê chế Tây Ban Nha vốn dĩ chỉ chú tâm vào việc tìm kiếm các mỏ vàng. Tiền không còn là mở vàng mà là các tờ giấy ngân hàng, nó đã thoát ly ra khỏi trạng thái vật chất. Đây là một phát kiến mới tạo ra sức mạnh của để chế Anh.
Trái lại, nước Pháp đã thua thiệt so với Anh hay Hà Lan vì sự kiện vỡ bong bóng đầu tiên trên TTCK.
Thế kỷ 19 là thế kỷ của Thị trường trái phiếu. Chiến Tranh là thủy tổ của thị trường trái phiếu. Nhà Rothschild đã hình thành một thị trường trái phiếu để các chính phủ có thể huy động vốn cho các cuộc chiến tranh. Thực ra, mầm móng của điều này đã bắt nguồn từ thế kỷ 14 và 15 ở Italia. Thế Chiến thứ nhất và thứ hai có lẽ sẽ không xuất hiện nếu như không có thị trường trái phiếu.
Trái lại, nước Pháp đã thua thiệt so với Anh hay Hà Lan vì sự kiện vỡ bong bóng đầu tiên trên TTCK.
Thế kỷ 19 là thế kỷ của Thị trường trái phiếu. Chiến Tranh là thủy tổ của thị trường trái phiếu. Nhà Rothschild đã hình thành một thị trường trái phiếu để các chính phủ có thể huy động vốn cho các cuộc chiến tranh. Thực ra, mầm móng của điều này đã bắt nguồn từ thế kỷ 14 và 15 ở Italia. Thế Chiến thứ nhất và thứ hai có lẽ sẽ không xuất hiện nếu như không có thị trường trái phiếu.
Sự thắng lợi của nước Mỹ trong thế kỷ 20 không thể tách rời khỏi những tiến bộ trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính thế chấp mua nhà và tín dụng tiêu dùng. Ngày nay, chúng ta chứng kiến sự phục sinh của các rentier. Thị trường trái phiếu Mỹ phát triển không còn chỉ là trái phiếu chính phủ mà còn muôn vạn dạng trái phiếu khác. Trong đó, có cả trái phiếu dưới chuẩn. Thị trường Trái phiếu trở thành ông vua thống trị thị trường tài chính toàn cầu.
Hành tinh của chúng ta ngày nay giống như một hành tinh về tài chính khi tổng giá trị chứng khoán phái sinh cao gấp 10 lần GDP toàn cầu. Do đó, những kiến thức về tài chính là rất quan trọng giống như những tri thức về sinh học, tâm lý học...Sự khủng hoảng của đời sống con người ngày nay chịu ảnh hưởng rất lớn của khủng hoảng tài chính. Một cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2008 đã tạo ra sự đình trệ kinh tế toàn cầu và làm ảnh hưởng mọi mặt đến đời sống kinh tế xã hội. Liệu lịch sử tài chính có giống như lịch sử tiến hóa không?
Có thật là chúng ta đang ở bên bờ vực của "cái chết hàng loạt" trong thế giới tài chính- một trong những sự tuyệt chủng hàng loạt có tính định kỳ, giống như sự tuyệt chủng kỷ Cambri đã giết chế 90% loài trên trái đất hay thảm họa kỷ Phấn Trắng- Kỷ Đệ Tam đã xóa sổ loài khủng lỏng. Nhiều nhà khí tượng học đang lo lắng về sự biến đổi khí hậu. Nhưng trước khi nghĩ về nó, hãy nghĩ về cái chết hàng loạt của các các tổ chức tài chính toàn cầu có thể phá hủy nền văn minh của con người.
Hãy xem Argentina là một bài học điển hình của thế kỷ 20 về việc quản trị tài chính sai lầm. Từng là một quốc gia giàu có thứ 6 thế giới vào năm 1880 nhưng Argentina giờ đây là một quốc gia trung bình. Lạm phát không phải là hiện tượng tiền tệ mà là hiện tượng chính trị. Để duy trì quyền lực thống trị, các thế lực chính trị của Argentina đã chi tiền vô tội va. Điều này dân đến việc các ông trùm đầu sỏ của Argentina đã vay mượn quá mức đến 60% GDP vào năm 1984 , để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, khiến quốc gia này ngập tràn trong nợ. Lạm phát chỉ là biểu hiện khi quốc gia này rơi vào trạng thái vỡ nợ.
Hay việc bong bóng chứng khoán nổ tung ở Pháp vào thế kỷ 18 đã khiến cho nền kinh tế Pháp tụt hậu so với Anh, Italia hay Hà Lan. Vua Louis XVI đã phải sống trong cảnh khó khăn và cuối cùng dẫn đến cách mạng Tư Bản ở Pháp vào thế kỷ 19. Mặc dù nước Anh trải qua Bong bóng South Sea diễn ra nhưng sức tác hại ít hơn nhiều so với Pháp.
Còn bây giờ thì sao, nhưng khoản nợ dưới chuẩn của Mỹ có tạo nên thảm họa mới cho nước Mỹ và toàn cầu. Nhu cầu vay nợ tràn lan ở Mỹ xuất phát từ chính "Giấc Mơ Mỹ", mọi người muốn dân chủ hóa việc mua nhà, ai cũng muốn sở hữu nhà. Và rồi người ta chấp nhận ngay cả những người không có khả năng vẫn có thể mua nhà...Liệu Mỹ có đi vào vết xe đổ hay không? Năm 2008 chính là câu trả lời nhưng đó chỉ là phần nổi...Phần chìm của tảng băng vẫn chưa xuất hiện.
Một cuốn sách hấp dẫn để đọc và suy ngẫm. Đồng tiền lên ngôi giờ đây sẽ bước vào thời kỳ mất ngôi.
----------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét